Kết quả một cuộc khảo sát gần đây của CBRE chỉ ra rằng có khoảng 12% các nhà đầu tư khi được hỏi nhận thấy hoạt động đầu tư trên thị trường bất động sản thương mại châu Á – Thái Bình Dương được cải thiện vào năm 2023. Con số này hoàn toàn trái ngược với cuộc khảo sát trước đó của CBRE vào tháng 4, nơi 73% nhà đầu tư kỳ vọng vào một sự phục hồi trong năm nay.
Các nhà đầu tư không chấp nhận mức độ rủi ro lớn cùng với dự đoán rằng các đợt cắt giảm lãi suất sẽ không diễn ra ồ ạt trong nửa đầu năm 2024 đã dẫn tới việc nhiều nhà đầu tư dự định bán tài sản bất động sản thương mại trên khắp khu vực trong thời gian tới, ngoại trừ tại Ấn Độ và Trung Quốc đại lục, nơi giới đầu tư có dự định mua nhiều hơn.
Trong năm 2024, Singapore được dự đoán là thị trường bất động sản thương mại dẫn đầu về khả năng phục hồi, sớm nhất là vào quý II/2024. Đứng ở các vị trí tiếp theo lần lượt là New Zealand và Trung Quốc đại lục (quý III/2024), cũng như Hàn Quốc (quý IV/2024). Một số thị trường khác như Úc và Hong Kong dự kiến bắt đầu phục hồi vào đầu năm 2025. Các chuyên gia của CBRE kỳ vọng tổng giá trị các khoản đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại châu Á – Thái Bình Dương tăng trưởng 5% cho cả năm 2024.
Henry Chin, lãnh đạo của CBRE tại châu Á – Thái Bình Dương, chia sẻ: “Hoạt động đầu tư trên khắp khu vực sẽ không phục hồi cho đến giữa năm 2024, với một số ngoại lệ. Chẳng hạn, các nhà đầu tư có ý định mua vào nhiều hơn bán ra tại Ấn Độ, trong khi việc Nhật Bản duy trì mức lãi suất thấp cũng sẽ thu hút nhiều hơn nguồn vốn quốc tế”.
Cuộc khảo sát đã xác định khoảng cách kỳ vọng về giá ngày càng lớn giữa người mua và người bán đối với những tài sản có nền tảng cơ bản vững chắc, chẳng hạn như tài sản dành cho nhiều gia đình, kho bãi hậu cần, trung tâm mua sắm cao cấp, kho lạnh và trung tâm dữ liệu.
Trong khi kho bãi hậu cần vẫn là phân khúc phổ biến nhất, cuộc khảo sát của CBRE cũng chỉ ra rằng sự quan tâm của nhà đầu tư đối với bất động sản bán lẻ ngày càng tăng. Các nhà đầu tư tư nhân tiếp tục thể hiện nhu cầu mua mạnh nhất, trong khi các quỹ và công ty bất động sản bày tỏ ý định bán lớn nhất.
“Các nhà đầu tư dự đoán mức lãi suất trần sẽ tiếp tục tăng trên hầu hết các thị trường ở châu Á - Thái Bình Dương trong 6 tháng tới do chi phí tài chính vẫn tăng cao. Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu tư khám phá các phân khúc/tài sản thay thế, mang lại lợi suất cao hơn, trong đó nợ bất động sản có sức hút lớn nhất”, Greg Hyland, người đứng đầu thị trường vốn của CBRE tại châu Á – Thái Bình Dương cho biết.
-
Hàng loạt yếu tố như lãi suất cao, nền kinh tế suy yếu, sản lượng xuất khẩu giảm,… đã khiến nhiều nền kinh tế châu Á gặp khó khăn trong quý III. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi khối lượng giao dịch bất động sản tổng thể trong quý III tại châu Á rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ khi có những thị trường hoạt động ổn định giữa thời điểm khó khăn chung của ngành.
-
Đầu tư bất động sản tại châu Á vẫn gặp nhiều áp lực
Giới đầu tư bất động sản đang có xu hướng rời xa thị trường châu Á – Thái Bình Dương và chờ đợi các đợt phân bổ để rót vốn vào thị trường Bắc Mỹ và châu Âu do lo ngại nhiều vấn đề tại khu vực đông dân nhất thế giới.
-
Các tổ chức châu Á rót vốn vào nợ bất động sản tại Mỹ
Các chuyên gia cho biết, nợ bất động sản tại Mỹ có tiềm năng mang lại lợi nhuận vững chắc cho nhà đầu tư châu Á nhờ nền tảng thị trường mạnh mẽ.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.