Mới đây, ba đơn vị gồm Goodwin, KPMG và IQ-EQ Fund Services, đã thực hiện một khảo sát đối với các chuyên gia cấp cao trong ngành bất động sản về thị trường châu Á – Thái Bình Dương (APAC).
Theo đó, các nền kinh tế tại APAC dự kiến sẽ mang lại mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn so với các nền kinh tế châu Âu và Bắc Mỹ trong thập kỷ tới. Điều này thường là tín hiệu tốt cho đầu tư bất động sản.
Tuy nhiên, báo cáo lại chỉ ra rằng mặc dù có động cơ tăng trưởng kinh tế “rất rõ ràng”, nhưng các nhà đầu tư toàn cầu vẫn chưa được phân bổ đủ nguồn vốn đầu tư bất động sản như dự đoán vào khu vực APAC.
Một trong những lý do chính dẫn đến việc nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương chưa được phân bổ như dự kiến là vì khả năng phục hồi của các quốc gia ở khu vực này sau đại dịch khác với các nước tại Bắc Mỹ và châu Âu.
Một chuyên gia chia sẻ: “Châu Âu và Bắc Mỹ đại diện cho những nguồn vốn lớn nhất, nhưng cũng là những thị trường được kỳ vọng sẽ là những thị trường đầu tiên chứng kiến việc định giá lại bất động sản. Vì vậy, những nhà đầu tư đó có thể thấy nhiều cơ hội tăng trưởng giá hơn tại đây”.
Trung Quốc và Trung Quốc – Những điểm nhấn của ngành bất động sản châu Á
Thị trường bất động sản Trung Quốc là điểm nhấn chính trên thị trường bất động sản châu Á nói chung. Ngành bất động sản tại Trung Quốc vẫn đang quay cuồng vì suy thoái, khiến một số nhà phát triển bất động sản hàng đầu rơi vào khủng hoảng.
Báo cáo mới được công bố cho thấy trong số các quỹ đang tìm cách thoái vốn khỏi thị trường bất động sản Trung Quốc. Nhiều quỹ cho biết họ “chịu áp lực phải giảm phân bổ vốn đầu tư cho thị trường Trung Quốc”.
Đối với số tiền đã đầu tư, một số Đối tác hữu hạn (LP) đã chịu áp lực giảm quy mô phân bổ sang Trung Quốc, nhưng hầu hết các Đối tác chung (GP) “đang tìm cách chống lại điều đó”.
Mặc dù đang gặp nhiều khó khăn nhưng do quy mô lớn của thị trường bất động sản Trung Quốc, nhiều nhà đầu tư được hỏi vẫn nhận thấy rằng thị trường này là “quá lớn để có thể bỏ qua”. Thậm chí, trong thời gian gần đây, các nhà đầu tư lớn từ khu vực Trung Đông đã liên tục rót vốn vào thị trường bất động sản Trung Quốc.
Nhật Bản là một ngoại lệ khác trên thị trường bất động sản APAC. Việc duy trì mức lãi suất hợp lý, giảm thiểu rủi ro lạm phát và triển vọng tăng trưởng kinh tế ổn định đã giúp Nhật Bản trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư.
Báo cáo cho biết cho đến nay, “Nhật Bản là thị trường yêu thích” của các chuyên gia bất động sản ở châu Á – Thái Bình Dương. Điều này phần lớn là do Ngân hàng Nhật Bản là ngân hàng trung ương duy nhất giữ lãi suất ở mức cực thấp. Những người tham gia cuộc khảo sát cho biết Nhật Bản là “thị trường châu Á duy nhất mà bạn vẫn có thể bảo lãnh đầu tư trên cơ sở thông thường”.
Không chỉ lãi suất thấp mới khiến Nhật Bản trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư bất động sản. Nhiều người được hỏi còn cho rằng nền kinh tế ổn định và đồng tiền hiện đang suy yếu mang lại “cú hích ngoại hối” cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Họ cũng chỉ ra sức hấp dẫn của lĩnh vực khách sạn Nhật Bản, khi đất nước này được coi là điểm đến phổ biến nhất đối với khách du lịch châu Á.
Do quy mô, tính thanh khoản và lãi suất thấp của Nhật Bản, đây vẫn là thị trường trọng điểm đối với nhiều quỹ đầu tư. Một GP cho biết trong báo cáo: “Nếu bạn có ý định đầu tư vào thị trường bất động sản tại khu vực APAC, bạn không thể không đầu tư vào Nhật Bản”.
-
Tương lai nào cho căn hộ chung cư và nhà cho thuê tại châu Á?
Nhà ở hiện là lĩnh vực năng động và có tính thanh khoản cao nhất trong ngành bất động sản thương mại trên toàn cầu cũng như châu Á – Thái Bình Dương, nhất là mảng chung cư và căn hộ cho thuê.
-
Thị trường khách sạn cao cấp châu Á thu hút giới đầu tư toàn cầu
Trái với nhiều phân khúc, đặc biệt là thị trường nhà ở, đang gặp khó khăn vì nhiều yếu tố trong suốt thời gian quan, ngành khách sạn đang trở thành một trong những điểm sáng trên thị trường bất động sản châu Á trong năm qua.
-
Những xu hướng định hình lại ngành xây dựng tại châu Á
Tương lai của thị trường xây dựng châu Á đang chứng kiến một số xu hướng khác nhau, được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi trong sở thích của người mua nhà. Những xu hướng này đang định hình lại ngành xây dựng và bối cảnh đầu tư bất động sản của khu vực.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.