Một chiến lược quan trọng là đặt cược vào thị trường bất động sản nhiều hơn khi các nhà chức trách Trung Quốc đang tìm cách giải cứu lĩnh vực này. Bloomberg Intelligence đặt kỳ vọng về một số bước để hoàn thành các dự án nhà ở bị đình trệ sau cuộc họp lãnh đạo vào tháng 10, từ đó có thể hỗ trợ lĩnh vực ngân hàng bằng cách giảm rủi ro cho vay và thúc đẩy nhu cầu vay thế chấp. Trước những tín hiệu này, các nhà đầu tư đang bắt đầu tìm kiếm thêm cơ hội trên thị trường chứng khoán.
Một thước đo về giá cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc do Bloomberg Intelligence mới đây đã rớt xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ. "Sẽ có nhiều hỗ trợ hơn cho lĩnh vực bất động sản vì nếu thị trường bất động sản không ổn định, nền kinh tế Trung Quốc cũng sẽ không ổn định", theo Chi Lo, chuyên gia về thị trường châu Á tại BNP Paribas Asset Management.
Đối mặt với các lệnh phong tỏa vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường bất động sản suy thoái cũng như cuộc xung đột căng thẳng giữa Bắc Kinh với Washington về các vấn đề thương mại và chính trị trong nhiều tháng, các nhà đầu tư đang hy vọng thị trường sẽ phục hồi sau khi quá trình cải tổ lãnh đạo hoàn tất và các ưu tiên chính sách được giải quyết.
Thị trường bất động sản của Trung Quốc đang trải qua một cuộc khủng hoảng chưa từng có khi chiến dịch xóa nợ của Bắc Kinh từ cuối năm 2020 đã khiến ngay cả những nhà phát triển lớn nhất của quốc gia này cũng chịu thiệt hại.
Bất chấp đã có hàng chục biện pháp được đưa ra, song tình hình hiện tại vẫn chưa được cải thiện. Thậm chí, theo Li Jin, Phó giám đốc điều hành của Ruiyi Investment, các lĩnh vực tiêu dùng liên quan đến thị trường bất động sản cũng bị “liên lụy”. Cụ thể, doanh số thị trường đồ nội thất và vật liệu trang trí tại Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm đã giảm ít nhất 8% so với cùng kỳ năm trước.
Li Xing, một nhà phân tích tại Yuekai Securities Co., cho biết các lĩnh vực tài chính, thực phẩm và đồ uống, truyền thông và quốc phòng cũng đã chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại trong những tháng qua. Trong bối cảnh chính sách Zero-Covid dường như chưa được nới lỏng, những sự thay đổi nào sau cuộc họp của chính phủ Trung Quốc vào đầu tháng này cũng sẽ đem lại những hy vọng mới cho thị trường bất động sản.
Jian Shi Cortesi, Giám đốc đầu tư tại GAM Investment Management, cho biết: “Nếu không có tin tức tích cực nào được đưa ra để bàn luận trong cuộc họp, thị trường có thể sẽ sớm cảm nhận được “nỗi đau” từ sự thất vọng”.
Bất chấp tất cả những bất ổn đang làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc nói chung và thị trường bất động sản Trung Quốc nói riêng, một số chuyên gia phân tích vẫn lạc quan rằng cuộc họp lãnh đạo đầu tháng 10 sẽ tạo ra một số động lực cho cả thị trường chứng khoán và bất động sản.
"Mặc dù không có gì chắc chắn rằng chính sách Zero-Covid sẽ được nới lỏng, nhưng chúng tôi hy vọng sẽ thấy một phản ứng chính sách mạnh mẽ hơn đối với cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà ở. Do đó, đây không phải lúc để đầu hàng", theo nhận định của các chiến lược gia tại Societe General SA, một trong những công ty dịch vụ tài chính lớn của châu Âu có trụ sở tại Pháp.
-
Thị trường nhà ở lao dốc, người dân Trung Quốc chuyển hướng sang các sản phẩm đầu tư tài chính
Các hộ gia đình Trung Quốc có thể chuyển khoảng 127.000 tỷ nhân dân tệ (18.000 tỷ USD) vào các quỹ tương hỗ và thị trường chứng khoán vào năm 2030 khi cuộc khủng hoảng bất động sản ảnh hưởng tới niềm tin của người dân, theo công ty môi giới CLSA.
-
Bất động sản Đông Nam Á hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng nhà ở tại Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng bất động sản nhà ở tại Trung Quốc đang khiến những người mua nhà ở quốc gia này hướng sự chú ý sang các thị trường khác trên thế giới.
-
Giá nhà Trung Quốc giảm liên tục trong 1 năm
Theo Bloomberg, giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 8 tiếp tục giảm, qua đó đánh dấu tháng thứ 12 liên tiếp già nhà đất tại thị trường tỷ dân lao dốc.
trên toàn quốc và một số ngân hàng
để hỗ trợ bạn tìm một ngôi nhà phù hợp.

-
Khủng hoảng bất động sản có thể ngăn đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong cả năm 2024
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây đã đưa ra cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc có thể gây cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2024.
-
Bất chấp những tín hiệu khởi sắc trên thị trường bất động sản, giới đầu tư nước ngoài vẫn “xa lánh” Trung Quốc
Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ra lượng cổ phiếu có giá trị 23 tỷ nhân dân tệ (3,15 tỷ USD) trong tháng này sau khi đã bán ra kỷ lục trong tháng 8, bất chấp có những dấu hiệu về sự cải thiện của nền kinh tế hàng đầu châu Á....
-
Mặt trái của cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc: Nhu cầu dùng xi măng giảm, môi trường khí hậu được cải thiện
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc dường như cũng vô tình tạo ra một số điểm tích cực, bao gồm việc bảo vệ môi trường thông qua hình thức giảm thiểu lượng khí thải từ ngành xi măng....