Bất động sản chiếm khoảng 37% tài sản cá nhân của người Trung Quốc vào năm 2021. Tuy nhiên, một sự thay đổi rõ rệt đang diễn ra có thể khiến tỷ lệ này giảm xuống 26% trong vòng chưa đầy một thập kỷ, khi các khoản đầu tư vào những sản phẩm tài chính của ngân hàng cũng như các quỹ tương hỗ đang trên đà tăng từ 13% vào năm 2021 lên 21%, Hans Fan, Trưởng bộ phận nghiên cứu tài chính và fintech Trung Quốc của CLSA cho biết.
Các công ty quỹ, công ty fintech và ngân hàng dự kiến sẽ tăng gấp đôi doanh thu trong lĩnh vực quản lý tài sản cá nhân lên 2.100 tỷ nhân dân tệ vào cuối thập kỷ này, do phí quản lý đầu tư tăng vọt.
Quy mô tài sản cá nhân do Trung Quốc quản lý đã tăng hơn 15% lên 10.970 tỷ USD vào cuối năm 2021 so với một năm trước đó, trở thành thị trường quản lý tài sản tư nhân lớn thứ 4 sau Mỹ, Luxembourg và Ireland, theo dữ liệu từ Hiệp hội Quản lý Tài sản Trung Quốc.
Lĩnh vực bất động sản đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng vỡ nợ trái phiếu giữa các chủ đầu tư ngập trong nợ nần khiến nhiều dự án bị đình trệ, gây ra phản ứng dữ dội từ người mua nhà và làm niềm tin vào lĩnh vực này giảm sút.
Theo dữ liệu từ ngân hàng đầu tư Natixis, doanh số bán bất động sản theo hợp đồng đã giảm tới 50% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, theo Amin Rajan, người sáng lập công ty nghiên cứu độc lập Create Research, xu hướng đó có thể sẽ tiếp tục, thúc đẩy sự chuyển dịch "không thể tránh khỏi" từ bất động sản sang thị trường quản lý tài sản.
“Đầu tư vào bất động sản đã gây ra sự phá hủy tài sản khổng lồ. Khi xã hội ngày càng giàu có, các hộ gia đình cũng sẽ tìm cách đa dạng hóa danh mục của họ, với sự cân bằng giữa tài sản có mức độ rủi ro cao và tài sản có mức độ rủi ro thấp”, ông Amin Rajan cho biết
Chính quyền Trung Quốc cũng đã thúc đẩy các hộ gia đình đa dạng hóa việc nắm giữ tài sản của họ. Đầu năm nay, chính phủ nước này đã thông báo mở rộng chương trình hưu trí tư nhân cho phép các hộ gia đình đầu tư vào một loạt các khoản đầu tư bao gồm quỹ và các sản phẩm quản lý tài sản.
Tuy nhiên, sự thay đổi dự kiến chỉ có thể xảy ra trong ngắn hạn do thị trường chứng khoán biến động với chỉ số SSE Composite giảm gần 15% kể từ đầu năm. Một cuộc khảo sát hàng tháng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng chọn mua cổ phiếu và các sản phẩm quản lý tài sản đã giảm trong tháng 5, xuống mức thấp thứ hai kể từ khi đơn vị này bắt đầu khảo sát vào năm 2016.
Các nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm những tài sản tương đối an toàn như tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư tạo ra thu nhập cố định, thường có mức phí thấp hơn so với việc gửi tiền tiết kiệm vào quỹ tương hỗ, Allen Feng, lãnh đạo Rhodium Group, đơn vị tư vấn về thị trường Trung Quốc có trụ sở tại Singapore cho biết.
“Về lâu dài, tôi cho rằng sự chuyển dịch này là tốt cho thị trường chứng khoán. Nhưng trong ngắn hạn, những gì chúng ta có thể thấy trong cuộc khảo sát là sở thích của các nhà đầu tư đối với các sản phẩm tiền gửi/thu nhập cố định là rất mạnh, nhưng đối với các sản phẩm quản lý vốn chủ sở hữu và tài sản, ở giai đoạn này không tốt lắm”, ông Allen Feng chia sẻ.
Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế về khu vực APAC của Natixis cho biết những người đã trả hết các khoản vay thế chấp để mua nhà hoặc sở hữu một số tài sản bất động sản sẽ "hết tốc lực" để đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ, trong khi những người vẫn đang trả các khoản vay mua nhà có thể ít linh hoạt hơn trong việc thay đổi. Bên cạnh đó, bà nói thêm rằng triển vọng thị trường chứng khoán Trung Quốc trong thời gian tới không quá hứa hẹn vì lợi nhuận của nhiều ngành công nghiệp giảm mạnh.
-
Bất động sản Đông Nam Á hưởng lợi từ cuộc khủng hoảng nhà ở tại Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng bất động sản nhà ở tại Trung Quốc đang khiến những người mua nhà ở quốc gia này hướng sự chú ý sang các thị trường khác trên thế giới.
-
Giá nhà Trung Quốc giảm liên tục trong 1 năm
Theo Bloomberg, giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 8 tiếp tục giảm, qua đó đánh dấu tháng thứ 12 liên tiếp già nhà đất tại thị trường tỷ dân lao dốc.
-
Bất động sản thương mại, “tia sáng” trên thị trường bất động sản Trung Quốc
Bất động sản thương mại là điểm sáng của thị trường bất động sản Trung Quốc, trái ngược với sự ảm đạm và u ám của thị trường nhà đất.
-
Trung Quốc nỗ lực chấm dứt khủng hoảng bất động sản bằng gói giải cứu lớn chưa từng thấy
Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc tiếp tục tăng sau khi Bắc Kinh công bố các biện pháp mạnh mẽ nhằm vực dậy thị trường bất động sản đang khủng hoảng.
-
Trung Quốc dỡ bỏ hàng loạt hạn chế mua nhà để giải quyết bất động sản tồn kho
Thị trường bất động sản Trung Quốc dường như đang bước vào giai đoạn mới khi các thành phố dỡ bỏ nhiều hạn chế về sở hữu nhà ở và chuyển trọng tâm sang việc giảm lượng hàng tồn kho.
-
Trung Quốc dự chi số tiền “khủng” để thu mua nhà ở tồn kho của doanh nghiệp
Theo Bloomberg, Trung Quốc đang xem xét đề xuất yêu cầu chính quyền địa phương thu mua hàng triệu căn nhà còn tồn kho. Đây có thể là một trong những nỗ lực tham vọng nhất của quốc gia này nhằm giải cứu thị trường bất động sản, với ngân sách lên tới 7...