Theo các chuyên gia, việc thị trường bất động sản Trung Quốc lao dốc đang tạo điều kiện cho người mua nước này tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài, mặc dù xu hướng này có thể sẽ không bùng nổ như trong giai đoạn 2014 – 2018.
Năm 2017, đỉnh điểm của sự bùng nổ đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc, những người mua tới từ quốc gia này đã chi tổng cộng 119,7 tỷ USD để “săn tìm” bất động sản thương mại và nhà ở quốc tế. Con số này đã giảm xuống còn 49,6 tỷ USD trong năm 2018.
Tác động của dịch Covid-19 đối với hoạt động mua bán xuyên biên giới
Đại dịch Covid-19 đã tác động đến ý định mua nhà ở các quốc gia khác của người mua Trung Quốc. Trong quý I/2022, nhu cầu của người mua Trung Quốc đối với bất động sản ở nước ngoài đã tăng vọt.
Tuy nhiên, tác động lâu dài của đại dịch đã tạo ra những trở ngại liên quan tới việc di chuyển và thanh toán quốc tế, đồng thời làm giảm nhu cầu mua nhà ở của người Trung Quốc tại các nước khác.
Một dấu hiệu cho thấy tác động của Covid-19 đối với đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc là số lượng người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài đã giảm mạnh, vì ngành du lịch có liên quan mật thiết đến đầu tư bất động sản. Cụ thể, năm 2019, có 154,6 triệu khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, nhưng con số này đã giảm xuống còn 20,3 triệu người vào năm 2020 trước khi tăng nhẹ trở lại 25,6 triệu người vào năm 2021.
Giá nhà ở tại Trung Quốc
Giá nhà tại Trung Quốc đang giảm, việc xây dựng nhà ở mới bị đình trệ và các hộ gia đình Trung Quốc đang mất niềm tin vào thị trường nhà ở từng mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kinh ngạc.
Tình hình này đại diện cho toàn bộ cục diện của thị trường nhà ở Trung Quốc, nơi các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến từng chứng kiến mức tăng giá nhà thực tế trung bình lên tới 13,1% mỗi năm trong thời kỳ bùng nổ của những thập kỷ trước.
Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phụ thuộc nhiều vào ngành bất động sản. Hơn 90% hộ gia đình Trung Quốc sở hữu nhà và hơn 20% trong số này sở hữu nhiều hơn một ngôi nhà, theo Cities.
Thị trường nhà ở Trung Quốc chiếm 30% GDP của quốc gia này, gấp đôi thị phần ở Mỹ. Chính lĩnh vực này đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 20 năm qua nhờ nhu cầu về mọi thứ, từ thiết bị gia dụng đến vật liệu xây dựng.
Hiện bất động sản là loại tài sản lớn nhất trên thế giới, có giá trị dao động trong khoảng từ 55.000 tỷ USD – 60.000 tỷ USD, có giá trị hơn tổng vốn hóa của thị trường chứng khoán Mỹ.
Đằng sau thị trường nhà đất là những chính sách có chủ đích của chính phủ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng “nhà là để ở, không phải để đầu cơ” và chính phủ Bắc Kinh cũng đã thực hiện nhiều chính sách để siết chặt quy định với lĩnh vực bất động sản.
Bắc Kinh đã đặt ra mục tiêu điều chỉnh giá nhà, chuyển đầu tư sang các lĩnh vực hiệu quả hơn và giảm rủi ro nợ trong lĩnh vực bất động sản. Đồng thời, chính quyền Bắc Kinh cũng hy vọng sẽ loại bỏ tình trạng đầu cơ và giúp giá nhà được điều chỉnh phù hợp hơn với thu nhập của người lao động ở nhiều tầng lớp.
Điều này đã khiến doanh số bán nhà tại Trung Quốc giảm 40% kể từ đầu năm 2022. Nhiều người cũng đe dọa sẽ tạm hoãn việc thanh toán các khoản vay thế chấp, trị giá khoảng 1.800 tỷ đến 2.000 tỷ nhân dân tệ Trung Quốc (270 tỷ USD-300 tỷ USD), như một động thái nhằm phản đối việc đình trệ trong công tác xây dựng và bàn giao tài sản.
S&P Global Ratings ước tính giá bất động sản sẽ giảm 30% trong năm nay, mức giảm lớn hơn so với thời kỳ Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu năm 2008. Nhiều nhà phân tích khác tin rằng thị trường nhà ở của Trung Quốc có thể sẽ “trải qua một đợt sụt giảm kéo dài trong những năm tới”.
Thị trường Đông Nam Á được hưởng lợi
Người mua Trung Quốc không hài lòng với triển vọng của thị trường bất động sản trong nước. Ngày càng có nhiều người Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài, bao gồm thị trường Đông Nam Á, để đầu tư bất động sản, hoặc để mua căn nhà thứ hai cho bản thân.
Trên nền tảng truyền thông mạng xã hội phổ biến của Trung Quốc là WeChat, số lượt tìm kiếm cho cụm từ “emigration” (di cư) từng có thời điểm đạt hơn 100 triệu lần chỉ trong một ngày vào tháng 5.
Trong khi đó, cơ quan đầu tư Henley & Partners ước tính khoảng 10.000 người Trung Quốc thuộc tầng lớp thượng lưu sẽ tìm cách rời khỏi quốc gia này trong năm nay, với ước tính rằng họ sẽ chi khoảng 48 tỷ USD để mua sắm bất động sản ở nước ngoài.
Dữ liệu của chính phủ Anh cho thấy số lượng các gói đăng ký xin trợ cấp định cư được cấp cho công dân Trung Quốc đã tăng 29%, tăng từ 3.491 người vào năm 2020 lên 4.500 vào năm 2021.
Lona Wang, Trưởng phòng Kinh doanh của nhóm IQI Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hải của Juwai IQI, đồng ý rằng nhu cầu của người Trung Quốc đối với bất động sản ở nước ngoài đã tăng đáng kể vào năm 2022.
Bà nói: “Chúng tôi thấy khách hàng của mình tìm kiếm ở nước ngoài như một giải pháp thay thế vì họ không tin về sự phục hồi của thị trường nội địa. Giá nhà đang giảm ở nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc, đặc biệt là ở các thành phố hạng hai. Các nhà đầu tư, vì vậy, dành sự ưu tiên cho thị trường quốc tế”.
-
Giá nhà khu vực Đông Nam Á ổn định nửa đầu năm 2022
Nhìn chung, giá nhà ở tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang được đánh giá có mức tăng tích cực. Ngoài ra, người mua nhà tại khu vực này không quá nhạy cảm với sự thay đổi giá như những khu vực khác.
-
5 lý do bất động sản Đông Nam Á hút vốn đầu tư
Các xu hướng mới nhất trên thị trường bất động sản Đông Nam Á cho thấy khu vực này đang mang lại những lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư tìm kiến các tài sản tốt cũng như một chốn đi về đầy phong cách.
-
Công ty bất động sản Savills đã công bố báo cáo xu hướng đầu tư bất động sản tại châu Á trong quý III. Đáng chú ý, sự thận trọng là yếu tố được nhìn thấy rõ nét nhất.
-
Thị trường chung cư Đông Nam Á tăng trưởng kép 7,5%/năm giai đoạn 2023 - 2028
Thị trường chung cư và căn hộ ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,5% trong 5 năm tới, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung trên toàn cầu.
-
Làn sóng người mua nhà Trung Quốc tại Đông Nam Á “hạ nhiệt”
Làn sóng các nhà đầu tư trung lưu Trung Quốc mua bất động sản ở khu vực Đông Nam Á trước đại dịch hiện đang hạ nhiệt khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái khiến họ gặp khó về mặt tài chính.
-
Giá bất động sản hậu cần tại Đông Nam Á tăng nhanh trong nửa đầu năm 2023
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa qua đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản logistics châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm, làm rõ về sự tăng trưởng bền vững của phân khúc này trên toàn khu vực....