Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến các cơ quan liên quan, rà soát, cập nhật nội dung Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi Dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lập, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án, bảo đảm phù hợp với quy định của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) và pháp luật có liên quan.
Theo tờ trình của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án giai đoạn I có tổng chiều dài 53,7 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 34,2 km. Điểm đầu nối với tuyến tránh QL1 đoạn tránh TP. Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao với đường vành đai TP. Bà Rịa.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Thủ tướng cho phép đầu tư dự án giai đoạn I theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, trong đó đoạn Biên Hòa - Long Thành có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường từ 24,75 – 27m; đoạn Long Thành - Tân Hiệp (nút giao với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành) có quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường từ 32,25 – 34,5m.
Đoạn Tân Hiệp - Phú Mỹ (nút giao với đoạn nhánh nối ra cảng Cái Mép - Thị Vải) có quy mô 6 làn xe, chiều rộng nền đường từ 32,25 - 34,5m; đoạn Phú Mỹ - nút giao Quốc lộ 56 có quy mô 4 làn xe cao tốc, chiều rộng nền đường từ 24,75 - 27m.
Dự án dự kiến xây dựng 7 nút giao liên thông, 13 cầu vượt dòng chảy, 4 cầu vượt đường ngang và 19 đường ngang vượt cao tốc. Tổng diện tích đất sử dụng để xây dựng dự án khoảng 588,5ha.
Theo tính toán sơ bộ, dự án có tổng mức đầu tư là 19.012 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 9.115 tỷ đồng, chi phí giải phóng là 5.985 tỷ đồng,... Sau khi Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư, 2 địa phương sẽ phối hợp lập khung chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và trình Thủ tướng phê duyệt triển khai thực hiện.
-
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025
CafeLand – Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có chiều dài khoảng 76km, tổng vốn đầu tư 23.700 tỉ đồng là một trong 10 dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025.