Tính tới tháng 9/2020, tuy thị trường văn phòng Thủ đô chứng kiến sự sụt giảm nhất định về nguồn cầu tại một số phân khúc, tổng nguồn cung đạt khoảng 1,8 triệu m2, ổn định theo quý và tăng theo năm với hầu hết dự án nằm ở khu vực giữa và phía Tây thành phố. So với các thành phố lớn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thị trường văn phòng Hà Nội được kỳ vọng có tốc độ phục hồi nhanh sau đại dịch.
Linh hoạt các biện pháp đảm bảo công suất thuê ổn định
Hiện, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục làm gián đoạn quá trình khách hàng nước ngoài tìm kiếm và khảo sát mặt bằng tại Việt Nam. Các khách thuê từ trước đó cũng có xu hướng thu hẹp quy mô kinh doanh, cắt giảm chi phí dẫn tới việc trả lại mặt bằng vẫn còn xu hướng tăng lên.
Hoạt động cho thuê thêm tại Hà Nội trong quý II/2020 có phần chậm lại, tuy nhiên các chủ đầu tư đã linh hoạt hơn nhiều khi áp dụng các chính sách cởi mở để giữ chân khách thuê cũ và thu hút khách thuê mới như áp dụng các điều khoản ưu đãi, miễn phí dịch vụ, giảm giá thuê, tăng thời gian miễn phí tiền thuê... Có không ít khách thuê đã chấp nhận thu hẹp phạm vi văn phòng, hoặc chuyển đến mặt bằng thương mại mới với giá thuê thấp hơn để kiếm soát được chi phí.
Đáng chú ý, tại thị trường Hà Nội, để giảm thiểu các chi phí cố định trong và sau dịch bệnh, nhiều khách thuê có xu hướng chuyển đổi từ việc sử dụng văn phòng truyền thống qua sử dụng văn phòng dịch vụ linh hoạt. Theo dữ liệu của Savills, việc sử dụng văn phòng dịch vụ giúp khách thuê tiết kiệm đến 90% chi phí so với việc thuê văn phòng truyền thống như trước đây. Văn phòng dịch vụ với cơ sở vật chất hiện đại và phòng họp trực tuyến chất lượng cao còn tạo thành xu hướng làm việc dễ nhận thấy trong mùa dịch.
Ông Lê Tuấn Bình, Trưởng Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho biết: "Hà Nội vẫn là một thị trường có sức hút và khá ổn định trong bối cảnh hầu hết các thành phố lớn trong khu vực có mức giá thuê văn phòng (đặc biệt là phân khúc hạng A) giảm mạnh. Trong khu vực ASEAN, giá thuê tại Hà Nội chỉ xếp sau Singapore, giảm chỉ 1% so với cùng kì năm trước, công suất đạt 94%. Đây là tín hiệu tốt cho thấy thị trường văn phòng Hà Nội có tiềm năng phục hồi lớn sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát".
Theo ông Bình, trong thời gian tới, thị trường cần thêm các yếu tố tạo động lực phát triển đến từ chủ nhà và khách thuê, liên quan đến các điều khoản và chính sách ưu đãi. Đơn cử, trong trường hợp khách thuê muốn có thêm các chiết khấu và giảm giá thuê trong dài hạn, khách thuê cần có những động thái sớm để cam kết thời hạn thuê dài hơn, đảm bảo công suất thuê của tòa nhà, đồng thời giảm thiểu rủi ro cho phía chủ nhà trong quá trình cho thuê.
Giải pháp để thị trường Hà Nội đạt mức phục hồi tối đa
Ông Bình chia sẻ: "Có thể thấy, với những tín hiệu khả quan của thị trường thời gian gần đây, cùng các điều chỉnh và nới lỏng chính sách thuê từ phía các chủ nhà đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho các khách thuê khi tìm kiếm mặt bằng và đàm phán các thỏa thuận thuê. Tuy nhiên, khách thuê cũng cần lưu tâm đặc biệt tới đặc điểm của thị trường và các thủ tục pháp lý có liên quan".
Cụ thể, ở góc độ thị trường, khách thuê cần nắm rõ được thông tin hiện trạng thị trường tại khu vực đang hướng đến, bởi thị trường tại mỗi khu vực sẽ khác nhau về giá thuê trung bình, tỉ lệ lấp đầy mặt bằng, nguồn cung,… Các thông tin này sẽ giúp cho khách thuê xác định rõ được nhu cầu và các nguồn lực có phù hợp với thực tế tình hình thị trường tại khu vực đó hay không.
Trên bình diện pháp lý, dưới góc độ đàm phán các thỏa thuận thuê, việc có hiểu biết về luật cũng như nắm rõ các thủ tục pháp lý liên quan đến hợp đồng hay thỏa thuận thuê là rất cần thiết. Việc này giúp khách thuê đảm bảo quyền lợi của mình trong suốt quá trình đàm phán hợp đồng hoặc khi phát sinh các vấn đề sau quá trình ký kết hợp đồng.
Trong thời gian tới, Hà Nội được dự báo sẽ tiếp tục thu hút nguồn FDI lớn và nằm trong Top 5 tỉnh, thành phố có lượng FDI cao nhất cả nước với việc được Chính phủ xác định là địa phương đi đầu trong việc phục hồi kinh tế sau đại dịch. Hàng loạt hiệp đinh thương mại tự do được ký kết và có hiệu lực trong thời gian tới, gần đây nhất là Hiêp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), sẽ là những bàn đạp tốt để phân khúc văn phòng phục hồi và phát triển. Môt số ngành được kì vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong thời điểm này gồm có: Thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng, logistics, và công nghệ thông tin.
Việt Nam vẫn là điểm đến tốt nhất trong khu vực Châu Á trong dài hạn. So với các thành phố lớn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, thị trường văn phòng tại Hà Nội vẫn được kì vọng có tốc độ phục hồi nhanh sau đại dịch, đặc biệt là vào nửa cuối năm 2021 cho đến đầu năm 2022 với nhiều dự án mới đi vào hoạt động và sự mở rộng danh mục đầu tư vào thị trường Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài lớn.
-
Giá thuê văn phòng ở Hà Nội giảm
CafeLand - Sự bùng phát trở lại của COVID-19 khiến cho các doanh nghiệp đang trên đà phục hồi tiếp tục rơi vào thế chững lại. Thị trường bất động sản văn phòng cũng theo đó rơi vào cảnh khó khăn.
-
Đất huyện Hà Nội trúng đấu giá 94,7 triệu đồng/m2, sắp đấu thêm 52 thửa
Sáng 30/12 tới, Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 - Quốc gia phối hợp cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai sẽ tổ chức đấu giá tài sản của UBND huyện Quốc Oai, theo Vietnamnet.
-
Hà Nội phê duyệt đầu tư tuyến đường rộng 60m nối quốc lộ 3 với cầu gần 20.000 tỷ do Vingroup đề xuất đầu tư
Dự án tuyến đường nối quốc lộ 13 đến cầu Tứ Liên sẽ được đầu tư xây dựng với chiều dài khoảng 7,9km, nền đường rộng 60m.
-
Hà Nội kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện và thị xã chỉ đạo các phòng, ban chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản trong khu vực.