Đông Anh từng nóng sốt với thông tin quy hoạch phân khu sông Hồng đang chứng kiến cuộc lao dốc của giá bán. Ảnh: Internet
Giá đất bắt đầu giảm
Tại Hà nội, một số khu vực đất nền từng lên cơn sốt hồi đầu năm bắt đầu ghi nhận hiện tượng giảm giá. Đông Anh từng nóng sốt với thông tin quy hoạch phân khu sông Hồng đang chứng kiến cuộc lao dốc của giá bán.
Xã Tàm Xá và Xuân Canh, khu vực được nghiên cứu xây dựng phân khu sông Hồng ở Đông Anh, từng chứng kiến giá đất chạm mốc 75-80 triệu đồng/m2 nhưng nay đã rơi xuống mức 40-50 triệu đồng/m2. Đất mặt đường Tàm Xá từng được hét lên mức 58-65 triệu đồng/m2 nhưng nay chỉ còn 35-40 triệu đồng/m2.
Thời điểm sau Tết, đất vị trí đẹp tại làng Lai Xá, xã Kim Chung (Hoài Đức) được chào bán 50-55 triệu đồng/m2, nhưng giá bán hiện tại chỉ còn 40-47 triệu đồng/m2.
Đất xã Vân Canh (Hoài Đức) gần đường vành đai 3,5 trong cơn sốt đầu năm được chào với giá 90 triệu đồng/m2 nhưng nay giá chỉ còn 70-75 triệu đồng/m2.
Đất mặt tiền kinh doanh được tại Quốc Oai, Thạch Thất từ mức 35-40 triệu đồng/m2 đã tụt về mức 27-34 triệu đồng/m2. Còn đất trong làng khu vực này chỉ còn được chào bán khoảng 12-15 triệu đồng/m2, giảm khá sâu so với mức 18-20 triệu đồng/m2 thời điểm tháng 3/2021.
Ở dòng căn hộ cao cấp, tình trạng cũng không khá hơn. Dòng sản phẩm này vẫn gặp khó về giao dịch trong những năm gần đây, thêm cú bồi dịch bệnh kéo dài khiến phân khúc này tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.
Một dự căn hộ cao cấp tại Tây Hồ thời điểm đầu mở bán có mức giá 40-45 triệu đồng/m2 nhưng nay giá trên thị trường chỉ còn 35-38 triệu đồng/m2. Căn hộ cao cấp tại Cầu Giấy từng được chào bán 45-50 triệu đồng/m2 nhưng hiện tại giá chào bán đang dao động từ 43-48 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, phân khúc đất nền ven biển ở Phú Yên, Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang (Khánh Hòa) cũng giảm trung bình khoảng 10% so với thời điểm 3 tháng trước.
Giới đầu cơ gom hàng, ôm đất
Dịch bệnh kéo dài ngoài dự tính khiến xu hướng bán tháo, cắt lỗ sản phẩm ở nhiều loại hình, phân khúc đang diễn ra. Thời điểm đầu đợt bùng phát thứ 4, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính vẫn cố gắng cầm cự, giữ giá, giữ hàng chờ thời thì nay đã buộc phải chấp nhận cắt lỗ.
Khoản lãi vay càng ngày càng đè nặng khi kinh tế, sản xuất nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị đình trệ vì dịch bệnh khiến những nhà đầu tư này rơi vào cảnh lao đao. Một khảo sát của phóng viên cho thấy đến thời điểm hiện tại, trên nhiều hội nhóm Facebook, Zalo, lượng tin rao bán cắt lỗ tăng mạnh so với các tháng trước đó.
Một chuyên gia bất động sản cho hay, với những nhà đầu tư cá nhân lâu năm mà họ từng tiếp xúc, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính của nhóm này rất ít. Họ cho rằng bất động sản là loại hàng hóa đặc biệt, giá trị lớn nên thường có chiến lược dài hơi.
Còn với một số nhà đầu tư cá nhân mới, có kinh nghiệm và nguồn lực tài chính khiêm tốn thường sẽ chấp nhận sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn. Cấu trúc vốn như vậy thường gặp nhiều khó khăn khi thị trường có những thay đổi, hay khi đối mặt với những cú sốc như Covid-19 hiện nay.
Trong khi đó, với giới đầu tư chuyên nghiệp thì đây là cơ hội tốt để bắt đầu hành trình săn và gom hàng giá rẻ. Các nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp thường tuân thủ một nguyên tắc trong đầu tư bất động sản. Đó là khi thị trường nóng sốt, họ bán ra; còn khi trầm lắng thì họ tìm cách gom vào. Không ít nhà đầu tư trường vốn vẫn đang giữ đất chờ thời hoặc đổ tiền gom đất tiếp.
Nguyễn Hữu Toản, một nhà đầu tư tại Cầu Giấy, Hà Nội cho biết ông mới mua 5 lô đất ven Hà Nội. Mới trước đó bốn tháng, ông gom tiền đặt cọc những lô đất này, nhưng do chậm chân nên một nhà đầu tư khác đã mua trước ông.
Sau đó, nhà đầu tư này đã ra giá chênh để bán lại, nhưng ông Toản không mua vì mức chênh không hợp lý. Nhà đầu tư này tính đợi đến cuối năm, với hy vọng rằng giá sẽ tăng mạnh do có con đường được khởi công chạy trước mặt 5 lô đất.
Thế nhưng, công việc kinh doanh phá sản đã buộc nhà đầu tư này phải rao bán 5 lô này để có nguồn tiền xoay sở trong thời điểm dịch bệnh. Giá bán cắt lỗ còn rẻ hơn cả giá mua vào trước đó. Do vậy, ông Toản đã quyết định xuống tiền, mua luôn cả 5 lô.
Một nhà đầu tư khác tên Trần Hải Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, ông và nhóm bạn đang kết nối với một số môi giới tìm hàng giá rẻ. Song ông Hà cho biết dù là hàng bán cắt lỗ, nhưng không phải lô đất cắt lỗ nào cũng được nhóm ông chú ý. Chỉ những lô nào có giá bán ngang hoặc thấp hơn giá thị trường thời điểm chưa sốt mới được quan tâm.
Theo ông Hà, trong thách thức sẽ luôn có cơ hội. Khó khăn của nhà đầu tư này là cơ hội của những nhà đầu tư khác. Điều quan trọng là phải biết nắm bắt.
-
Giá đất có nơi tăng ảo 400%, nhà đầu tư tay mơ chớ dại lao vào điểm nóng
Sau những đợt lên cơn sốt, mặt bằng giá bất động sản ở một số nơi đã bị đẩy lên rất cao, đi ngược với quy luật về giá cả của thị trường. Do vậy, nếu không nghiên cứu kỹ, khả năng mất thanh khoản và chôn vốn là rất lớn đối với những nhà đầu tư mới.
-
Hé lộ phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%
Trong quý đầu năm, phân khúc thấp đất, đất nền có tổng lượng giao dịch lên tới 2.500 giao dịch, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Giá đất nền được cho là đã đi vào ổn định, không còn dấu hiệu giảm. Có phân khúc ghi nhận mức tăng giá lên tới 40%....
-
Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”
Khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực từ 2025, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.
-
Cái kết đắng của kẻ mộng mơ lướt sóng bất động sản
Trong cơn sốt nóng của thị trường nhà đất, chỉ một vài giao dịch lướt sóng là nhiều người đã có thể kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng. Có người không muốn bỏ lỡ cơ hội đã dồn toàn bộ gia sản, thậm chí vay mượn để đầu tư đất đai. Thế rồi, c...