Nhiều doanh nghiệp bất động sản, nhiều khâu trung gian nên giá bất động sản đến tay người mua phải qua nhiều tầng nấc và bị đội lên rất nhiều.

Số lượng doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hằng năm tăng lên từ 20-50%. So với năm 2002, số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện tăng khoảng 4-5 lần.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở, trong 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp đã tham gia đầu tư kinh doanh nhà ở. Không chỉ các doanh nghiệp trong ngành mà cả các đơn vị ngoài ngành cũng dồn vốn và tham gia vào lĩnh vực này. Hiện cả nước có trên 1.700 doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở và bất động sản.

Trong số này, khoảng 484 doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 đến 50 tỷ đồng, xấp xỉ 35%; doanh nghiệp có vốn từ 50 - 200 tỷ đồng khoảng 115 đơn vị; trên 50 doanh nghiệp có vốn từ 200 - 500 tỷ đồng và khoảng 41 doanh nghiệp đạt số vốn trên 500 tỷ đồng. Cùng đó, các đơn vị tư vấn thiết kế, doanh nghiệp thi công xây lắp của ngành xây dựng không chỉ tăng nhanh về số lượng, quy mô mà còn đủ năng lực để đảm nhận các dự án, công trình nhà ở cao tầng, hiện đại.

Giá bất động sản “tỉ lệ thuận” với số lượng DN kinh doanh

Tại nhiều khu vực, các DN kinh doanh bất động sản mọc lên san sát.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia lĩnh vực Bất động sản liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng, tài chính..., trong đó mỗi một lĩnh vực lại thuộc chức năng quản lý của một cơ quan Nhà nước khác nhau. Cụ thể như vấn đề đất đai thuộc chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thủ tục đầu tư xây dựng lại do Bộ Kế hoạch - Đầu tư quản lý, rồi vấn đề tài chính, thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính... Các chính sách có liên quan đến lĩnh vực nhà ở mặc dù đã được ban hành khá nhiều nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất và còn gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh nhà ở của doanh nghiệp.

Mặt khác, hiện chính sách điều tiết thị trường nhà ở vẫn chưa thật sự phát huy sức mạnh để bảo đảm cho thị trường phát triển cân bằng. Giá nhà ở vẫn cao hơn so với thực tế nên người có nhu cầu thực sự thì không có khả năng tạo lập nhà ở, trong khi những người tham gia đầu tư thì lại có điều kiện thực hiện đầu tư làm cho giá nhà ở quá cao vì phải qua nhiều khâu trung gian. Không minh bạch và lành mạnh sẽ khiến thị trường nhà ở phát triển thiếu bền vững

Theo Thanh Tùng (CAND)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0