Hình minh họa
Tiến độ triển khai đường Vành đai 4
Sau khi có chỉ giới đỏ, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai công tác cắm mốc giới đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Đến nay công tác đã hoàn thành 60% khối lượng tương đương với 2.000/3.000 mốc phải cắm. Dự kiến, công tác sẽ hoàn thành trong tháng 11/2022.
Phía Chủ đầu tư cho biết đang phối hợp cùng đơn vị Tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô. Dự kiến công tác phối hợp cùng đơn vị Tư vấn để lập báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án thành phần của tuyến đường Vành đai 4 - Vùng thủ đô.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia, có tổng chiều dài 112,8km (gồm 103,1km đường Vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có tổng mức đầu tư lên tới 85.813 tỉ đồng. Tổng chiều dài toàn tuyến là 112,8km (gồm 103,1km đường Vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long.
Dự án qua địa phận thành phố Hà Nội (dài 58,2km), Hưng Yên (dài 19,3km), Bắc Ninh (dài 25,6km) và tuyến nối (dài 9,7km). Dự án vành đai 4 chiếm dụng khoảng 1.341 ha đất, trong đó Thành phố Hà Nội chiếm khoảng 741 ha.
Bổ sung nhiều chính sách bồi thường, tái định cư
Liên quan đến dự án này, UBND thành phố Hà Nội mới đây ban hành Quyết định về việc ban hành bổ sung một số cơ chế, chính sách phục vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Theo đó, trường hợp sử dụng đất lưu không, đất do UBND xã, phường quản lý, đất do hợp tác xã quản lý (có nguồn gốc là đất nông nghiệp), các hộ dân đã xây dựng nhà để ở hoặc kinh doanh ổn định, căn cứ mục đích sử dụng đất tại thời điểm thu hồi để xem xét hỗ trợ khác bằng 30% (đối với trường hợp chuyển đổi trước ngày 15/10/1993) và 20% (đối với trường hợp chuyển đổi từ sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004) đơn giá đất ở hoặc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp cùng vị trí (mục đích đang sử dụng)
Về việc hỗ trợ đối với đất nông nghiệp vườn, ao liền kề thửa đất ở không được công nhận là đất ở, ngoài việc được bồi thường theo giá đất của loại đất tại vị trí theo đúng quy định, sẽ được hỗ trợ khác bằng mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Đối với đất nông nghiệp, hỗ trợ khác bằng mức chênh lệch chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm giữa thửa đất nông nghiệp có đặc điểm tương đồng về vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện xã hội với thửa đất nông nghiệp liền kề.
Hình minh họa
Với công trình xây dựng trên đất, hỗ trợ khác đối với công trình xây dựng là nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt thiết yếu, gồm: Bếp, giếng, nhà vệ sinh, nhà tắm, sân, cổng, đường vào nhà, rãnh, chuồng trại chăn nuôi, tường rào bao quanh thửa đất của hộ gia đình xây dựng trên diện tích đất không được công nhận là đất ở.
Việc áp dụng chính sách hỗ trợ khác nói trên phải đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt, số khẩu, số hộ thực tiễn tại thửa đất bị thu hồi. Các công trình xây dựng còn lại thì không áp dụng chính sách hỗ trợ khác.
Về hỗ trợ di chuyển mộ, để động viên người sử dụng đất khi bị thu hồi đất di chuyển mộ sớm, đáp ứng tiến độ dự án, ngoài được bồi thường, hỗ trợ theo quy định, UBND Thành phố Hà Nội hỗ trợ với mức 2 triệu đồng/ngôi mộ cho trường hợp di chuyển mộ để bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.
Đối với phần diện tích đất còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng, Thành phố thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo chính sách đã được UBND TP chấp thuận cho các dự án điện do Tổng Công ty điện lực Hà Nội làm chủ đầu tư. UBND các quận, huyện có trách nhiệm quản lý và đề xuất phương án sử dụng đối với diện tích này.
Ngoài ra, UBND các quận, huyện, thị xã thu hồi đối với trường hợp các thửa đất có chiều sâu dưới 3m; phần diện tích này được cập nhật ngay vào ranh giới thu hồi đất, được đưa chi phí giải phóng mặt bằng vào tổng mức đầu tư của dự án. UBND các quận, huyện có trách nhiệm quản lý và đề xuất phương án sử dụng đối với diện tích này.
Về tái định cư, chấp thuận tái định cư cho các hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại khu vực quận Hà Đông có đủ điều kiện được bồi thường mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn phường nơi có đất ở thu hồi, phải di chuyển chỗ ở được tái định cư bằng đất tại khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 trên địa bàn huyện Thanh Oai.
-
Cam kết khởi công đường Vành đai 4 trong năm 2023
Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên ký cam kết tiến độ dự án vành đai 4 vùng Thủ đô, đặt mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng để khởi công trước 30/6/2023, tiến tới hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2027.
-
Có nhà đầu tư Mỹ ngỏ ý muốn mua 20% cổ phần của FLC
Sáng 12/10, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (mã: FLC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường lần 2. Tại đại hội, lãnh đạo tập đoàn đã có báo cáo thực hiện các công việc theo nghị quyết ĐHĐCĐ ngày 4/3/2023, bao gồm thực trạng các hoạt động ki...
-
Hàng loạt công ty bất động sản xoá sạch nợ trái phiếu
Việc các doanh nghiệp bất động sản dần giải quyết được gánh nặng trái phiếu là một tín hiệu tích cực cho thị trường.
-
Cơ hội sở hữu nhà nội đô với loạt chính sách đặc quyền tại Hanoi Melody Residences
Áp lực tài chính xuống mức tối thiểu, hành trình mua nhà nhẹ nhàng hơn với khách hàng của tổ hợp căn hộ Hanoi Melody Residences khi chủ đầu tư đưa ra chính sách bán hàng với loạt ưu đãi đặc quyền....