Hướng tuyến theo đề xuất mới của đường sắt TP HCM - Cần Thơ. Đồ họa: Khánh Hoàng.
Tuyến đường sắt đi qua 5 tỉnh thành: TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ. Theo phương án mới, tuyến dài 135 km, giảm hơn 5 km và giảm một ga so với quy hoạch trước đây. Việc giảm do dự án được điều chỉnh chạy dọc hành lang bên phải trục cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Điểm đầu tuyến tại ga Tân Kiên (huyện Bình Chánh, TP HCM), điểm cuối tại quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Dự án làm tuyến nhánh từ ga Thạnh Phú đi hai cảng Long An, Hiệp Phước, dài 44 km thuộc địa bàn TP HCM và Long An.
Trên tuyến chính có 9 ga đô thị, gồm: Tân Kiên (TP HCM); Thạnh Phú, Tân An (Long An); Tân Phước, Cai Lậy, Cái bè (Tiền Giang); Vĩnh Long, Bình Minh (Vĩnh Long); ga Cần Thơ (TP Cần Thơ). Tuyến nhánh có 2 ga thuộc Long An gồm Long Định và Cần Giuộc. Hệ thống giao thông công cộng, nhà ở, trường học, bệnh viện, siêu thị... được đề xuất quy hoạch cạnh các ga đô thị. Tuyến có một depot (nơi sửa, bảo trì tàu...) tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM.
Theo đơn vị đề xuất, việc điều chỉnh ngoài giảm chi phí đầu tư khoảng 200 triệu USD (khoảng 4.600 tỷ đồng) còn giảm khối lượng giải phóng mặt bằng. Việc này được cho thuận lợi hơn để phát triển tuyến về phía Tây - nơi nhiều quỹ đất giúp hình thành các thành phố vệ tinh, liên kết đầu mối giao thông, khu đô thị...
Theo phương án điều chỉnh, đường sắt TP HCM - Cần Thơ có đoạn đi theo bên phải tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, đang chuẩn bị hoàn thành. Ảnh: Quỳnh Trần.
Dự án được đề xuất sử dụng đường sắt đôi, khổ 1.435 mm - dành cho đường sắt cao tốc phổ biến trên thế giới, cho tàu chở khách chạy 200 km/h, tàu hàng 150 km/h. Ước tính tổng đầu tư dự án khoảng 10 tỷ USD. Khi hoàn thành, nhà đầu tư khai thác 25 năm để hoàn vốn, sau đó chuyển giao Bộ Giao thông Vận tải.
Tuyến đường khi đưa vào khai thác ước tính thời gian đi từ TP HCM đến Cần Thơ khoảng 45 phút, thay vì 5-6 giờ như hiện nay. Ngoài ra tuyến giúp tăng năng lực giao thương hàng hoá giữa TP HCM với Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế xã hội vùng...
Trước đó năm 2018, một phương án cũng được đưa ra là tuyến đường dài hơn 139 km, giảm khoảng một km so với quy hoạch, đồng thời tận dụng được hành lang giải phóng mặt bằng ở cao tốc TP HCM - Trung Lương và Trung Lương Mỹ Thuận. Tuy nhiên, chiều dài tuyến bị cho vẫn lớn, làm chi phí đầu tư cao và còn gặp khó trong điều chỉnh quy hoạch tại các ga đô thị.
Đại diện Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam cho biết tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ những năm qua thu hút hơn 20 nguồn vốn ở nhiều nước và các quỹ tài chính quốc tế muốn hợp tác đầu tư. Hiện có 2 nhà đầu tư đến từ Mỹ và Anh quan tâm dự án này và họ đánh giá hiệu quả của tuyến đường khi hướng tuyến được điều chỉnh.
Mới đây trong phê duyệt đề án phát triển ngành logistics đến năm 2025, định hướng đến 2030, TP HCM xác định 10 năm tới cần phát triển mạng lưới đường sắt hiện đại để vận chuyển hàng hoá thông suốt, kết nối các cảng biển quan trọng của thành phố đến khu vực phía Nam. Trong đó, 5 tuyến đường sắt tốc độ cao cần được tập trung xây dựng, bao gồm tuyến TP HCM - Cần Thơ.
-
Thúc tiến độ dự án đường sắt TP.HCM – Cần Thơ gần 4,5 tỉ USD
CafeLand – Dự án đường sắt TP.HCM – Cần Thơ có chiều dài 139,6 km đi qua các tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP. Cần Thơ.








-
Bộ Xây dựng thông tin về việc mở rộng Quốc lộ 80 và Quốc lộ 91 qua Cần Thơ
Cử tri TP Cần Thơ vừa đề xuất mở rộng Quốc lộ 80 và Quốc lộ 91 để cải thiện an toàn giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế. Bộ Xây dựng đã đồng thuận với các kiến nghị này, cam kết hỗ trợ thành phố trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư....
-
Cần Thơ công bố nhân sự chủ chốt sau sáp nhập
Sáng 30/6, TP.Cần Thơ tổ chức lễ công bố các nghị quyết, quyết định quan trọng của Quốc hội, Bộ Chính trị và Ban Bí thư về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, chính thức thành lập TP.Cần Thơ mới....
-
Thông tin mới về tuyến đường sắt dài hơn 175km kết nối TP.HCM với Cần Thơ
Theo đề xuất mới nhất của Liên danh tư vấn, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ giai đoạn 1 có đoạn tuyến đi trên nền đất dài 76,6km, phần cầu gồm cầu cạn và cầu vượt sông dài 98,6km với tổng vốn đầu tư khoảng 173.643 tỷ đồng....