Hiện trạng công trình Bệnh viện Đa khoa Bình An
Dự án Bệnh viện Đa khoa Bình An do Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Bình An (Công ty Bình An) đầu tư với tổng vốn 1.600 tỷ đồng, trên diện tích hơn 15.000 m2 đã được UBND tỉnh Quảng Bình giao đất ngay trung tâm TP Đồng Hới. Tuy nhiên, sau khởi công đến nay, chủ đầu tư chỉ triển khai qua loa vài công trình với mục đích giữ đất.
Công trình "bánh vẽ"
Năm 2009, Công ty Bình An trình hồ sơ thuê khu đất ở tổ dân phố 10 (phường Nam Lý, TP Đồng Hới) với mục đích đầu tư, xây dựng một bệnh viện, phòng khám chất lượng cao và được UBND tỉnh Quảng Bình đồng ý giao 14.186 m2, thời hạn 50 năm, hình thức trả tiền thuê hằng năm.
Tiếp đến, UBND tỉnh Quảng Bình cho công ty này thuê thêm 834 m2 đất để mở rộng khu vực xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Bình An. Như vậy, tổng diện tích mà UBND tỉnh 2 lần cho thuê là hơn 15.000 m2. Năm 2011, Công ty Bình An đã tổ chức khởi công dự án trước sự chứng kiến của nhiều sở, ban, ngành và đông đảo người dân.
Theo thiết kế, dự án Bệnh viện Đa khoa Bình An gồm khu khám và điều trị rộng 9.600 m2, quy mô 7 tầng, gồm 21 khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 250 giường bệnh nội trú, 6 phòng phẫu thuật theo tiêu chuẩn châu Âu với diện tích sàn 26.000 m2. Tổng kinh phí thực hiện dự án gần 1.600 tỷ đồng do Công ty Bình An và Công ty Thương mại Tài chính Hoa Kỳ hợp tác đầu tư.
Ngoài ra, dự án còn thiết kế phân xưởng xử lý rác thải tại chỗ thành nguyên liệu phục vụ thị trường; hệ thống nhà ở cho người nhà bệnh nhân và nhân viên, khu tang lễ… Dự án được kỳ vọng sẽ là bệnh viện đa khoa chất lượng cao đầu tiên tại Quảng Bình, góp phần thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân.
Thất hẹn và đối phó
Là dự án có quy mô lớn, được giao đất ngay trung tâm TP Đồng Hới. Tuy nhiên, gần 10 năm kể từ ngày khởi công, dự án xây dựng sơ sài rồi bỏ hoang.
Theo ghi nhận, tại dự án này, chủ đầu tư chỉ mới xây tường rào và một dãy nhà 2 tầng chưa xong phần thô, đang xuống cấp. Trong khuôn viên dự án cỏ dại mọc um tùm.
Ông Hoàng Điểm (ngụ phường Nam Lý, nhà gần dự án) cho biết từ khi khởi công đến nay, nhà đầu tư chỉ xây hàng rào cho có, mới đây xây thêm dãy nhà 2 tầng rồi bỏ hoang. "Khu vực đất giao cho dự án trước đây phần lớn là của người dân. Nghe nói dự án đầu tư về an sinh, phúc lợi xã hội như bệnh viện thì người dân đồng tình nhưng dang dở như vậy, ai cũng thất vọng" - ông Điểm bức xúc.
Ông Nguyễn Văn Tuế, Chủ tịch UBND phường Nam Lý, thừa nhận dự án bỏ hoang vì chủ đầu tư (Công ty Bình An - PV) không có năng lực tài chính. Nếu doanh nghiệp không sớm thực hiện như tiến độ cam kết thì UBND tỉnh Quảng Bình nên thu hồi đất để trả lại cho người dân.
"Trước đó, nhiều ban, ngành cấp tỉnh cũng đã kiểm tra dự án này. Ban đầu, chủ đầu tư hứa thực hiện nhưng rồi bỏ hoang. Người dân yêu cầu doanh nghiệp không có năng lực thì trả đất lại cho họ nhưng phía doanh nghiệp viện lý do dự án chậm trễ bởi đang kêu gọi đầu tư, giải ngân vốn" - ông Tuế nói.
Theo ông Tuế, để tránh bị thu hồi đất, năm 2007, Công ty Bình An đã cho xây dựng phần thô tầng 1 khu nhà, một năm sau xây tiếp tầng 2.
Sao chưa thu hồi? Theo tìm hiểu, trong các quyết định cho Công ty Bình An thuê đất, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu trong 12 tháng liền, công ty không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì khu đất cho thuê sẽ bị thu hồi. Tuy nhiên, sau 10 năm khởi công đến nay, dự án Bệnh viện Đa khoa Bình An vẫn "đắp chiếu". |
-
Sau bỏ hoang, nhà máy thép nghìn tỉ được định giá… 100 tỉ đồng
CafeLand - Dự án Nhà máy Thép Vạn Lợi tại Thị xã Kỳ Anh - Hà Tĩnh với nguồn vốn đầu tư lên đến gần 2.000 tỉ đồng, đã được đưa ra đấu giá hơn 100 tỉ đồng sau nhiều năm bỏ hoang.
-
Loạt dự án “đắp chiếu” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai vào tầm ngắm thu hồi?
Thời gian tới, UBND TP. Hà Nội sẽ chỉ đạo các Sở, ngành rà soát, đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương thực hiện các dự án “treo” nhiều năm tại Đông Anh, Đan Phượng, Quốc Oai. Trường hợp nhà đầu tư không đủ năng lực, báo cáo UBND thành phố xem xét thu hồi t...
-
Vì sao dự án tái định cư bị "chê"?
Tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3.11, Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu vấn đề, nhiều dự án nhà ở tái định cư được hình thành nhưng đến nay bị bỏ hoang, không còn nhu cầu sử dụng. Hầu hết các dự án này hình thành trước khi có Luật Nhà ở năm 201...
-
VICEM xin tiếp tục đầu tư tháp nghìn tỉ “đắp chiếu” hơn chục năm trên đất vàng Hà Nội
Tổng Công ty xi măng Việt Nam (VICEM) kiến nghị Bộ Xây dựng xin giữ lại tiếp tục sử dụng khu đất tại lô 10E6, khu đô thị mới Cầu Giấy (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) để tiếp tục đầu tư hoàn thiện dự án Trung tâm điều hành và giao dịch VICEM....