Hiện nay việc đi lại của người dân hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp chủ yếu thông qua tuyến quốc lộ 30, đây là một trong năm tuyến giao thông đối ngoại của tỉnh Đồng Tháp. Để giảm tải cho tuyến quốc lộ này, cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đã chính thức được khởi công.
Theo đó, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 có chiều dài khoảng 27km, được chia thành hai dự án thành phần.
Dự án thành phần 1 dài khoảng 16km thuộc tỉnh Đồng Tháp, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.640 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đồng Tháp làm cơ quan chủ quản thực hiện.
Dự án thành phần 2 dài khoảng 11km thuộc tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Tiền Giang, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.856 tỷ đồng, do UBND tỉnh Tiền Giang làm cơ quan chủ quản thực hiện, được khởi công vào tháng 8/2024 và dự kiến hoàn thành trong năm 2027.
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu kết nối tỉnh Tiền Giang với Đồng Tháp
Ngày 4/6, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong, Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu chủ trì cuộc họp về tình hình thực hiện dự án.
Theo Ban Quản lý dự án tỉnh Đồng Tháp, dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đã thực hiện các hạng mục tuyến chính và tuyến nhánh nút giao; đắp cát hoàn trả; xử lý nền đất yếu, cắm bấc thấm và đắp cát gia tải 13km, đạt 63% khối lượng công việc.
Khối lượng cát đưa về công trình cơ bản hoàn thành, đạt 2,2 triệu m3 trên tổng nhu cầu 2,3 triệu m3. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại một số khó khăn về nguồn vật liệu đá, vốn bổ sung cho dự án.
Chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu thi công chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp bù lại tiến độ đã chậm, áp dụng các giải pháp kỹ thuật rút ngắn thời gian thi công để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án dịp 19/12 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ban Quản lý dự án tỉnh Đồng Tháp cho biết, các đơn vị đã nghiên cứu, tìm ra ba giải pháp kỹ thuật để rút ngắn thời gian hoàn thành.
Thứ nhất là rút ngắn thời gian gia tải khoảng 1 tháng; thứ hai là điều chỉnh lớp kết cấu mặt đường trên cọc gia cố xi măng; thứ ba là giải pháp tăng khối lượng gia tải bằng vật liệu đá.
Qua nghe báo cáo tiến độ thực hiện, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung đôn đốc đẩy nhanh tiến độ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1. Tập trung triển khai các giải pháp thi công mới, có tính khả thi cao, rút ngắn thời gian thi công; đánh giá hiện trạng từng đoạn để đề ra giải pháp triển khai phù hợp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các kết luận chỉ đạo.
Về nguồn đá cung ứng cho dự án, tỉnh Đồng Tháp đề nghị chủ đầu tư đi trực tiếp làm việc với các nguồn mỏ, sớm đưa nguyên vật liệu về công trình.
-
Đồng Tháp đầu tư KHỦNG 477.000 tỷ: TƯƠNG LAI Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự sẽ thay đổi ra sao?
Với kế hoạch đầu tư lên đến 477.000 tỷ đồng, Đồng Tháp đang đặt ra tầm nhìn táo bạo để trở thành trung tâm kinh tế, công nghiệp, và chuyển đổi số hàng đầu tại đồng bằng sông Cửu Long. Quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi mạnh mẽ cho các thành phố trọng điểm như Cao Lãnh, Sa Đéc, và Hồng Ngự.
-
Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đón tin vui về nguồn vật liệu
Mỏ cát với trữ lượng 656.000 m3 vừa được tỉnh Tiền Giang bàn giao cho nhà thầu để phục vụ thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu.
-
Hơn 6.100 tỉ đầu tư cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh
Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh giai đoạn 1 có chiều dài gần 27km, quy mô 4 làn xe có tổng mức đầu tư 6.127 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án góp phần cải thiện mạng lưới hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và kết nối các tỉnh miền Đông, Tây Nguyên qua đường Hồ Chí Minh.


-
Sáu dự án cao tốc sẽ hoàn thành vào 19-8
Dự kiến, đến 19/8, sẽ hoàn thành một số đoạn tuyến chính của 6 dự án thành phần cao tốc với tổng chiều dài khoảng 208km.
-
Tuyến cao tốc gần 30.000 tỷ đồng kết nối Tây Ninh - TP.HCM - Đồng Nai chuẩn bị thu phí
Dự kiến trong tháng 8/2025, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ thu phí cao tốc Bến Lức - Long Thành với mức giá 2.000 đồng/km/xe.
-
Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ Xây dựng cho phép thu phí thêm 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025.