Lên kế hoạch đóng cửa 1 lò cao trong tháng 10
Theo thông tin từ Công ty Chứng khoán Dầu khí (PSI), Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) sẽ ngưng hoạt động 1 lò cao tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Hải Dương trong tháng 10/2023.
Được biết, Khu liên hợp gang thép Hải Dương có 3 lò với tổng công suất là 2,5 triệu tấn/năm. Trong đó, lò cao mà nhà sản xuất thép này chuẩn bị dừng hoạt động có công suất 1,2 triệu tấn/năm, tương đương 14% tổng công suất toàn hệ thống.
Lãnh đạo Hòa Phát cho biết, việc tạm đóng lò cao trên nhằm mục đích đại tu, bảo dưỡng, chuẩn bị cho các đợt sản xuất mới vào năm 2024.
Hòa Phát lên kế hoạch đóng cửa 1 lò cao trong tháng 10 để đại tu, bảo dưỡng
Hiện tại, doanh nghiệp được mệnh danh là "vua thép" đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Dung Quất và 3 lò ở Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép. Ngoài ra, còn một lò điện tại Hưng Yên để sản xuất thép từ phế liệu, công suất 400.000 tấn thép/năm.
Trước đó, cuối năm 2022, Hòa Phát đã có thông báo đến các đối tác cung ứng về việc dừng hoạt động 4 lò cao, bao gồm 2 lò cao ở Dung Quất và 2 lò cao ở Hải Dương kể từ tháng 11/2022. Lý do dừng lò được doanh nghiệp này đưa ra là để đảm bảo các hoạt động sản xuất và kinh doanh được tiếp tục duy trì.
Theo PSI, để chuẩn bị cho việc ngừng hoạt động 1 lò cao tại Hải Dương vào tháng 10 này, Hòa Phát đã tăng tốc sản xuất thép thô trong quý 3/2023 để tích trữ thành phẩm cho quý cuối năm. Cụ thể, sản lượng sản xuất thép của doanh nghiệp này trong quý 3 đạt 1,95 triệu tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, bán hàng thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), phôi thép đạt 1,7 triệu tấn, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ, nhưng tăng tới 12% so với quý 2/2023. Bên cạnh đó, Hòa Phát còn cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hơn 766.000 tấn thép HRC, tăng 25,4% so với cùng kỳ.
Riêng trong tháng 9, bán hàng thép các loại đạt 596.000 tấn, tăng 7% so với tháng trước. Đáng chú ý, bán hàng thép xây dựng Hòa Phát trong tháng 9 vừa qua đạt 352.000 tấn, tăng 15% so với tháng trước và là mức tiêu thụ cao nhất kể từ đầu năm 2023.
PSI cho biết, tiêu thụ thép xây dựng vẫn đang trong quá trình hồi phục, khả năng hấp thụ tại thị trường nội địa là chưa cao. Tuy vậy, sản lượng tiêu thụ tháng 9 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm nay, điều này cho thấy khả năng tiêu thụ thép xây dựng đã có sự cải thiện tích cực.
Lợi nhuận quý 3/2023 đạt hơn 2.000 tỷ đồng
Đánh giá về triển vọng của Hòa Phát những tháng cuối năm 2023, PSI cho rằng ngành thép sẽ chưa thể trở lại đà tăng trưởng từ cuối năm nay, dù cho sự hồi phục đã và đang được ghi nhận.
Thị trường bất động sản sẽ chưa thể có sự sôi động đủ mạnh để kích cầu cho thép xây dựng, dẫn đến khả năng tiêu thụ thép sẽ phụ thuộc nhiều vào việc triển khai các dự án đầu tư công trọng điểm của cả nước.
"Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ là rủi ro lớn cho ngành thép về cuối năm 2023”, PSI nhận định.
Về thị trường xuất khẩu, kênh tiêu thụ này được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quý 4. Cụ thể, thị trường EU đang trở nên dè dặt hơn với những đơn đặt hàng mới trong tháng qua, PSI cho rằng điều này sẽ tiếp diễn trong quý 4 khi nhu cầu tiêu thụ đang ở mức thấp.
Thị phần thép xây dựng tháng 9/2023
Theo PSI, thị trường hiện tại thiếu động lực hỗ trợ lên giá thép nội địa. Nhu cầu yếu là nguyên nhân chính khiến cho giá thép giảm liên tục gần 20 lần kể từ tháng 4/2023 đến nay. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn trong quý cuối năm.
Với Hòa Phát, dù nhà sản xuất này liên tục thông báo giảm giá bán thép trong 2 quý vừa qua, nhưng với việc giá nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc, thép phế giảm sâu, giúp biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể, từ ngưỡng 1,9% ở quý 4/2022 lên 11,9% trong quý 1/2023 và 14,9% trong quý 2/2023.
Theo đó, PSI dự phóng doanh thu của Hòa Phát trong quý 3/2023 có thể đạt 30.600 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ nhưng tăng 4% so với quý trước. Doanh thu mảng thép chiếm tới 90% tổng doanh thu của toàn tập đoàn. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt hơn 2.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 1.700 tỷ đồng.
-
Sau khi đóng cửa lò cao tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương trong tháng 10 để bảo dưỡng, sản lượng sản xuất thép thô của Hòa Phát chỉ đạt 619.000 tấn, giảm 3% so với tháng 9 trước đó.
-
Tại thời điểm cuối quý 3/2023, tổng vốn đầu tư tại dự án Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất ghi nhận hơn 12.700 tỷ đồng, sau khi doanh nghiệp này rót thêm khoảng 3.300 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay.
-
Tỉnh duy nhất nằm trong vùng Thủ Đô nhưng không tiếp giáp Hà Nội cần 384.500 tỷ đồng phát triển đô thị
Dự kiến tổng nhu cầu vốn thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hải Dương đến năm 2030 là 384.500 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2024 - 2025 cần khoảng 65.500 tỷ đồng; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 319.000 tỷ đồng....
-
Sắp khởi công trung tâm thương mại hơn 1.200 tỷ đồng tại Hải Dương
Hiện Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Tuấn Kiệt HD đã hoàn thành san lấp mặt bằng Trung tâm Thương mại Hải Dương (AEON Hải Dương) và đang hoàn thiện các thủ tục để thi công dự án trong tháng 12 này....
-
Tiến độ dự án nhà ở xã hội gần 1.500 ở Hải Dương hiện nay ra sao?
Tại phiên họp UBND tỉnh Hải Dương tháng 11, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất chấp thuận nhà đầu tư khu dân cư mới thị trấn Nam Sách và nhà đầu tư khu nhà ở xã hội thuộc đô thị Tân Phú Hưng; đồng thời đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư kh...