Nhà máy Gang thép Lào Cai khởi công xây dựng vào tháng 4/2011 và đi vào hoạt động năm 2014. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 có công suất thiết kế 500.000 tấn gang/năm và xưởng luyện phôi thép với công suất 500.000 tấn/năm. Giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên gấp 2 lần với việc xây dựng thêm một dây chuyền cán thép và mở rộng mặt bằng xây dựng nhà máy.
Nhà máy gang thép Lào Cai thuộc Tổng Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt - Trung (VTM), có tổng vốn đầu tư 335,7 triệu USD (tương đương hơn 6.000 tỷ đồng).
Do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như thiếu nguyên liệu, mất cân đối tài chính... khiến đơn vị này phải dừng sản xuất từ năm 2022 đến nay.
Nhà máy Gang thép Lào Cai chính thức khai lò trở lại
Ngày 26/4, nhà máy Gang thép Lào Cai đã chính thức khai lò cao trở lại. Theo đó, sau gần 3 năm phải dừng hoạt động, để đảm bảo điều kiện châm lửa lò cao, đơn vị đã đầu tư duy tu, sửa chữa thiết bị, nhà xưởng, cũng như chuẩn bị nguồn nguyên liệu quặng sắt, than cốc...
Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung cho biết tuyển mới, gọi 1.100 công nhân quay trở lại làm việc tại nhà máy thép này.
Hiện nay, nguồn nguyên liệu quặng sắt phục vụ cho sản xuất gang của nhà máy được cấp phép vận chuyển là 194.678 tấn quặng sắt tồn của mỏ sắt Quý Xa. Công ty đang tập trung hoàn thiện các thủ tục và kiến nghị với các bộ, ngành trung ương được chấp thuận sơ chế, sử dụng 5 triệu tấn quặng Deluvi đã khai thác để làm nguyên liệu.
Dự kiến, trung bình mỗi ngày nhà máy sẽ cho ra lò 1.000 tấn gang tiêu chuẩn để luyện thành phôi thép, phục vụ sản xuất thép cán.
Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện Kim Việt - Trung cho biết năm 2025, đơn vị phấn đấu sản xuất 330.500 tấn phôi thép.
Nhà máy Gang thép Lào Cai hoạt động trở lại được kỳ vọng tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động, đồng thời góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước trong năm 2025.
-
Số đơn vị hành chính cấp xã tại Lào Cai sau sáp nhập
Sau khi hoàn tất sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Lào Cai dự kiến chỉ còn 48 đơn vị hành chính cấp xã - giảm mạnh từ con số 151 hiện nay. Trong đó, gồm 45 xã và 3 phường, đánh dấu một bước chuyển lớn trong cải tổ bộ máy chính quyền địa phương.
-
Nhà máy gang thép 6.000 tỷ ở Lào Cai sắp tái vận hành, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động
Nhà máy gang thép Lào Cai hoạt động lại sau 3 năm đắp chiếu sẽ giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, đồng thời giúp tỉnh Lào Cai sớm cán đích giá trị sản xuất công nghiệp 60.000 tỷ đồng trong năm 2025.
-
Tuyến đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng nối Lào Cai - Hải Phòng có gì đặc biệt?
Dự án đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang thu hút sự quan tâm lớn bởi quy mô và tầm quan trọng chiến lược. Tuyến đường sắt này có gì đặc biệt? Công nghệ, thiết kế, tác động kinh tế và ý nghĩa đối với giao thương khu vực ra sao?


-
Thêm 3 mỏ đồng lớn ở Lào Cai được đưa vào danh mục “không đấu giá”
Nhiều khu vực khai thác khoáng sản đồng có quy mô lớn tại Lào Cai được bổ sung vào danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường....
-
Thị xã cao nhất Việt Nam sẽ chuyển sang mô hình mới
Theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, Sa Pa sẽ chia tay danh xưng "thị xã" để chuyển sang mô hình mới – từ 16 xã, phường rút gọn chỉ còn 1 phường và 5 xã.
-
Số đơn vị hành chính cấp xã tại Lào Cai sau sáp nhập
Sau khi hoàn tất sắp xếp, sáp nhập, tỉnh Lào Cai dự kiến chỉ còn 48 đơn vị hành chính cấp xã - giảm mạnh từ con số 151 hiện nay. Trong đó, gồm 45 xã và 3 phường, đánh dấu một bước chuyển lớn trong cải tổ bộ máy chính quyền địa phương....