Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã quá tải sau 13 năm vận hành
Theo Quyết định do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ký duyệt, Ban Quản lý dự án 7 sẽ làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận và các cơ quan liên quan để tiếp nhận hồ sơ, tài liệu giai đoạn 1 của dự án từ đó tiến tới lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư/Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Kinh phí lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư/Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án được thanh toán theo nhiệm vụ, dự toán được duyệt và kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm; thời gian thực hiện: Năm 2023 - 2025.
Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương có chiều dài toàn tuyến 61,9 km, trong đó tuyến chính cao tốc dài 39,8 km, các tuyến đường nối, đường dẫn dài 22,1 km, được khởi công xây dựng vào tháng 12/2004, hoàn thành và đưa vào khai thác vào tháng 2/2010. Cao tốc TPHCM-Trung Lương phục vụ 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h và 2 làn khẩn cấp.
Từ đầu năm 2019 lượng xe trên tuyến cao tốc này tăng đột biến. Số liệu thống kê cho thấy thời gian cao điểm, tuyến đường phải phục vụ trên 51.000 xe/ngày. Tình trạng xe chạy vào làn khẩn cấp do ùn ứ, người dân phá rào vào cao tốc bắt xe… diễn ra thường xuyên.
Tháng 8/2022, Bộ GTVT chấp thuận kiến nghị của các địa phương đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ Thuận theo quy mô quy hoạch.
Bộ trưởng GTVT đồng ý tiến hành nghiên cứu phương án triển khai thực hiện tuyến cao tốc tách thành 2 dự án độc lập trên cơ sở 2 đoạn tuyến đã được đầu tư giai đoạn 1.
Theo ý kiến của tư lệnh ngành giao thông, UBND tỉnh Tiền Giang tiếp tục làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện giai đoạn 2 Dự án Trung lương - Mỹ Thuận, UBND tỉnh Long An hoặc UBND TP.HCM làm cơ quan có thẩm quyền thực hiện giai đoạn 2 Dự án TP.HCM - Trung Lương.
Các địa phương sau đó đã có văn bản đề xuất phương án mở rộng 2 đoạn tuyến cao tốc để trình lên chính phủ. Căn cứ vào đề nghị của các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu, xử lý đề xuất của các địa phương TP.HCM, Long An, Tiền Giang về việc đầu tư giai đoạn 2.
Qua nghiên cứu, Sở GTVT TP.HCM đề xuất mở rộng đoạn TP.HCM - Trung Lương lên 6 - 8 làn xe cùng 2 làn dừng khẩn cấp. Dự án dự kiến khởi công 2025 và đưa vào khai thác 2027. Phía Sở GTVT Tiền Giang đề xuất mở rộng đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận lên 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp trước năm 2030.
-
Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang gặp vướng mắc gì?
Sau khi nghiên cứu, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 10 làn xe theo phương thức PPP đang gặp vướng mắc về hợp đồng triển khai.
-
Tìm nhà đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết Thủ tướng đã giao Bộ Giao thông & Vận tải tìm nhà đầu tư PPP để mở rộng, tiến tới 8 làn hoàn chỉnh cho toàn bộ tuyến TP.HCM đến Cần Thơ....
-
Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang gặp vướng mắc gì?
Sau khi nghiên cứu, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 10 làn xe theo phương thức PPP đang gặp vướng mắc về hợp đồng triển khai.
-
Cao tốc hơn 12.000 tỉ đồng về miền Tây sắp thông xe một chiều
Theo kế hoạch dự kiến, từ ngày 22/1 đến ngày 31/1 tới đây, tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ cho phép thông xe chiều từ Trung Lương đi Mỹ Thuận. Từ ngày 1/2 đến ngày 15/2 sẽ cho phép chạy chiều ngược lại....