Củi vụn, dăm bào, mùn cưa, đầu mẩu, cành ngọn gỗ... đều là những phế phẩm của ngành sản xuất gỗ tại Việt Nam.
Tưởng chừng chỉ là đồ bỏ đi nhưng những phế phẩm này dự kiến lại có thể đem về hàng trăm triệu USD giá trị xuất khẩu khi được dùng để sản xuất thành mặt hàng viên nén. Đây là một loại chất đốt năng lượng sạch, có thể thay thế cho than, xăng, dầu... phù hợp trong hành trình xanh hóa, bảo vệ môi trường của nhiều quốc gia.
Báo cáo toàn cảnh ngành gỗ năm 2023 của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest) cho thấy, 2023 là năm đầy khó khăn với ngành hàng gỗ của Việt Nam khi người tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn thắt chặt chi tiêu. Kết quả là kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam chỉ đạt 13,18 tỷ USD, giảm 15,9% so với năm 2022.
Tuy nhiên, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén vẫn thu về gần 2,9 tỷ USD.
Cụ thể, nước ta xuất khẩu gần 14,42 triệu tấn dăm gỗ, giá trị đạt 2,22 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ.
So với năm 2022, xuất khẩu dăm gỗ giảm 8,8% về lượng và giảm 20,4 về giá trị, nhưng lại tăng 5,9% về lượng và tăng mạnh 27,7% về giá trị so với năm 2021.
Mặt hàng gỗ vụn của Việt Nam xuất khẩu sang 13 thị trường. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu dăm gỗ thu về 2,2 tỷ USD trong năm 2023
Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trên 9,38 triệu tấn dăm, đạt trên 1,43 tỷ USD, chiếm 65,1% về lượng và 64,7% về giá trị. Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 3,98 triệu tấn dăm, đạt 610,43 triệu USD, chiếm 27,3% về lượng và 27,5% về giá trị. Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 548.590 tấn, đạt 91,88 triệu USD, chiếm 3,8% về lượng và 4,1% về giá trị.
Với viên nén gỗ, nước ta xuất khẩu 4,67 triệu tấn trong năm vừa qua, thu về gần 680 triệu USD, giảm 4,3% về lượng và 13,7% về giá trị so với năm 2022, chiếm 5,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ.
Hiện nay, sản phẩm viên nén của Việt Nam được xuất khẩu sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 2 khách hàng lớn nhất của viên nén gỗ Việt Nam, chiếm 96,6% về lượng và 96% về giá trị xuất khẩu.
Trong đó, Nhật Bản nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn viên nén, giá trị đạt 438 triệu USD, tăng 12,4% về lượng và 14,3% về giá trị so với năm 2022. Hàn Quốc nhập khẩu hơn 1,7 triệu tấn viên nén, giá trị đạt gần 214 triệu USD, giảm 24,5% về lượng và giảm 43,3% về giá trị so với năm 2022.
Xuất khẩu viên nén gỗ thu về 680 triệu USD trong năm 2023
Nhận định về thị trường trong năm nay của các sản phẩm này, Forest Trends cho rằng viên nén gỗ còn nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Riêng thị trường viên nén tại Hàn Quốc dự kiến không có nhiều biến động trong thời gian tới do các nhà nhập khẩu của nước này ưu tiên nguồn viên nén giá rẻ.
Về dăm gỗ, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc có xu hướng tiếp tục suy giảm trong thời gian tới, kéo theo giá xuất khẩu dăm đi xuống tại thị trường này.
2 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ, lâm sản đạt 2,68 tỷ USD, tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu đạt 355 triệu USD, tăng 31%; xuất siêu ước đạt 2,465 tỷ USD.
-
Doanh nghiệp tất bật “vào mùa” cuối năm, ngành chế biến gỗ có thể thu về hơn 17 tỷ USD
Năm 2024, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt trên 17,2 tỷ USD, tăng gần 19% so với năm ngoái, vượt hơn 13% kế hoạch năm. Đáng chú ý, ngành chế biến gỗ, lâm sản đã xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay....
-
Việt Nam sở hữu mặt hàng được Mỹ mạnh tay chi hơn 8,8 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Mỹ chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Những thay đổi chính sách từ thị trường này sẽ tác động mạnh lên ngành gỗ Việt Nam.
-
Loại lâm sản giúp Việt Nam trở thành ông trùm đứng thứ 5 thế giới, có thể bỏ túi 16 tỷ USD trong năm nay
Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với mức tăng trưởng gần 21% trong 10 tháng, doanh thu của ngành này năm 2024 ước đạt khoảng 16 tỷ USD.