Trong tháng 9, nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Hàng Châu,… đã phát hành lô đất thứ 3 dành cho việc phát triển, theo trang tin trong nước The Paper.
Trong 9 tháng đầu năm, giao dịch đất của 100 nhà phát triển hàng đầu Trung Quốc đạt tổng giá trị 1.050 tỷ nhân dân tệ (147 tỷ USD), giảm 51,2% so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo. Trong giai đoạn này, các công ty ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp theo là các nhà phát triển ở khu vực Vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao và ở khu vực Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc.
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài như BlackRock, Daiwa House Group và Tishman Speyer Properties cũng đổ xô vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc trong 3 quý đầu năm 2022, đầu tư vào các phân khúc cho thuê, bất động sản công nghiệp và bất động sản thương mại.
Chẳng hạn, công ty quản lý quỹ Brookfield Asset Management Inc có trụ sở tại Canada gần đây đã mua lại một dự án căn hộ dịch vụ ở quận Yangpu của Thượng Hải với giá 1,26 tỷ nhân dân tệ, qua đó trở thành dự án đầu tiên trong chuỗi dự án mới dành cho các hộ gia đình của công ty này tại Trung Quốc, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương.
"Sự cải thiện trong các hoạt động đấu thầu mua đất của những công ty bất động sản Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường bất động sản nước này sẽ phục hồi trở lại từ mức đáy", Song Ding, một nhà nghiên cứu tại China Development Institute có trụ sở tại Thâm Quyến chia sẻ trên tờ Global Times.
Trong một dấu hiệu mới về sự thay đổi, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát về kế hoạch chi tiêu trong ba tháng cuối năm với những người gửi tiền. Trong đó, có 17,1% người được hỏi đã chọn mua nhà. Tỷ lệ này cao hơn mức 16,9% theo kết quả khảo sát được thực hiện trong quý trước.
Trong giai đoạn từ ngày 1 dến ngày 7/10, giao dịch mua nhà cũ trên khắp Trung Quốc có sự phục hồi nhẹ. Theo dữ liệu từ ứng dụng cho thuê nhà trong nước zhuge.com, giao dịch tại 5 thành phố lớn đã tăng 98,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Song cho rằng chính sách mua nhà thuận lợi, nỗ lực khởi công các dự án nhà ở bị đình trệ cũng như nhu cầu thị trường bị dồn nén đã thúc đẩy đà tăng trưởng.
Chính phủ Trung Quốc gần đây đã công bố một loạt biện pháp mới nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường nhà ở. Cuối năm 2022, chính quyền ở một số thành phố của Trung Quốc có thể tự quyết định xem họ sẽ giữ lại, giảm hoặc loại bỏ các giới hạn đối với những khoản vay thế chấp để mua nhà, theo một thông tư do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cùng Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc ban hành.
Từ ngày 1/10, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất cho vay đối với quỹ dự phòng nhà ở cho người mua nhà lần đầu 0,15 điểm phần trăm, trong khi Bộ Tài chính sẽ hoàn thuế thu nhập cá nhân cho những người mua nhà đủ điều kiện từ ngày 1/10 đến hết năm 2023.
Yan Yuejin, Giám đốc nghiên cứu tại Viện R&D E-house Trung Quốc có trụ sở tại Thượng Hảt cho biết sẽ có một làn sóng cắt giảm lãi suất đối với những khoản vay thế chấp để mua nhà trên khắp cả nước trong quý cuối năm. Điều này dự kiến sẽ kích thích kỳ vọng của người mua nhà và thúc đẩy quá trình bán nhà.
"Tuy nhiên, chúng tôi không thể quá lạc quan, vì vấn đề nợ của một số nhà phát triển chưa được giải quyết triệt để và một số dự án bị đình trệ vẫn chưa thể bắt đầu lại", ông Song lưu ý.
-
Trung Quốc công bố loạt biện pháp ổn định thị trường bất động sản
Các chuyên gia nhận định lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể ổn định trong những tháng tới nhờ các biện pháp chính sách hỗ trợ, điều này cũng sẽ giúp thúc đẩy mở rộng nền kinh tế tổng thể.
-
Đại gia Trung Quốc săn lùng nhà triệu đô tại Singapore
Nhà sáng lập chuỗi Haidilao Trung Quốc đã mua một căn bungalow trị giá 35 triệu USD tại Singapore, nối dài danh sách các đại gia Trung Quốc đổ tiền vào bất động sản hạng sang tại đảo quốc này.
-
Xuất khẩu xi măng sa sút liên tiếp do Trung Quốc Zero Covid
Xuất khẩu xi măng của Việt Nam 9 tháng đầu năm tiếp tục sụt giảm mạnh gần 30% do Trung Quốc, một trong hai thị trường nhập khẩu xi măng lớn của Việt Nam vẫn đang thực hiện chính sách Zero Covid khiến lĩnh vực bất động sản ở nước này “đóng băng”.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.