Sau khoảng thời gian dài gần như “đóng băng” mọi hoạt động, nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đang rục rịch khởi động trở lại các dự án cùng với những tín hiệu đáng mừng khi thành phố đang dần nới lỏng các biện pháp giãn cách.

Thị trường bất động sản dần tái khởi động sau nhiều tháng ngưng trệ vì dịch bệnh

Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại TP.HCM đang lên kế hoạch khởi động lại các hoạt động mở bán, giới thiệu sản phẩm sau thời gian ngưng trệ vì ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đại diện Công ty Cổ phần Hưng Lộc Phát cho biết, doanh nghiệp này đang có kế hoạch giới thiệu sản phẩm tại dự án The Peak Garden ngay đầu tháng 10.2021.

The Peak Garden thuộc phân khu cao tầng nằm trong tổng thể khu phức hợp biệt thự và căn hộ cao cấp Hưng Phát Green Star cũng do Hưng Lộc Phát làm chủ đầu tư toạ lạc tại phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Dự án Hưng Phát Green Star có quy mô 5,2ha gồm 110 căn biệt thự, 903 căn hộ, 156 offictel, 34 shophouse.

Chủ đầu tư Khang Điền mới đây cũng đã tổ chức tái khởi động dự án khu biệt thự Armena quy mô 180 căn tại phường Phú Hữu (TP.Thủ Đức) sau hơn 3 tháng ngưng thi công do ảnh hưởng dịch Covid-19.

Tập đoàn Danh Khôi thời gian qua cũng đang có những bước “chạy đà” cho dự án khu Phức hợp Đô thị Thương mại – Dịch vụ & Du lịch biển Lagi New City có quy mô 43.4ha, tọa lạc tại thị xã La Gi, Bình Thuận.

Đại diện một chủ đầu tư cho biết, sau thời gian gần 4 tháng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh các doanh ngiệp gặp rất nhiều khó khăn và đều mong chờ được mở cửa hoạt động trở lại. Năm 2021 chỉ còn khoảng 3 tháng nên chủ đầu tư phải nổ lực gấp nhiều lần để bù đắp lại phần nào những gì đã mất.

Theo các chuyên gia bất động sản, thị trường đang dần hé cửa nhưng để doanh nghiệp có đủ “sức khỏe” triển khai các dự án thì cũng cần có những hỗ trợ kịp thời từ chính sách của Nhà nước.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, có hai khó khăn lớn nhất đang đè nặng các doanh nghiệp bất động sản.

Thứ nhất là ách tắc, vướng mắc do một số quy định pháp luật “bất cập” và quy trình thủ tục hành chính chồng chéo đối với các dự án nhà ở thương mại. Các doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước sớm tháo gỡ những “nút thắt” về thể chế, pháp luật và kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, công bằng, lành mạnh để doanh nghiệp từng bước phục hồi nhanh hơn sau đại dịch.

Khó khăn thứ hai và cũng là lớn nhất hiện nay là việc thiếu dòng tiền. HoREA ví dụ, việc thiếu dòng tiền cũng giống như “thiếu ô xy” có thể làm cho doanh nghiệp bị “ngộp thở” ngay lập tức, do không còn tiền để trả lãi vay, trả nợ, không còn tiền để duy trì bộ máy và hỗ trợ, giữ chân người lao động. Các dự án cũng không thể triển khai đúng tiến độ, phải dừng công trình xây dựng, không bán được hàng, không huy động vốn được như trước đây.

HoREA cho rằng, để doanh nghiệp “sống được” thì đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được chủ động xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng (doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân) và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23.01.2020 đến ngày 30.06.2022 (do Thông tư 03/2021/TT-NHNN chỉ quy định kéo dài đến 31.12.2021).

  • Doanh nghiệp bất động sản bật chế độ “sống chung với dịch"

    Doanh nghiệp bất động sản bật chế độ “sống chung với dịch"

    CafeLand - Chưa kịp hồi sức sau 3 đợt dịch, các doanh nghiệp bất động sản đã chịu thêm cú đấm bồi khi làn sóng Covid-19 thứ 4 diễn ra. Để ứng biến, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang trạng thái “sống chung với dịch” nhưng ảnh hưởng đến thị trường là điều không thể tránh khỏi.

Trần Phong
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.