Theo Bộ Công Thương, đồ gỗ và các sản phẩm mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng kim ngạch lớn thứ 7 của Việt Nam sang Anh, chiếm gần 4% tổng kim ngạch. Năm 2022, cả nước xuất khẩu khoảng 240 triệu USD sản phẩm gỗ sang Anh, giảm 10% so với năm 2021.
Hiệp định UKVFTA là lợi thế để xuất khẩu gỗ sang thị trường Anh
Trong năm 2023, do lạm phát cao và người Anh thắt chặt chi tiêu khiến hoạt động xuất khẩu mặt hàng này tới Anh chịu tác động. Trong 9 tháng năm 2023, xuất khẩu mặt hàng này sang Anh đạt gần 140 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2022.
Dù vậy, Bộ Công Thương đánh giá tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này sang Anh vẫn rất khả quan, bởi đây là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 3 trên thế giới.
Còn theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, Anh là thị trường đồ gỗ lớn thứ 2 ở châu Âu (sau Đức). Dung lượng thị trường đồ nội thất tại quốc gia này là 11,4 tỷ bảng Anh năm 2022. Thị trường bán lẻ đồ nội thất được ước tính tăng trưởng 0,3% trong năm 2023.
Sau Covid-19, nhiều công ty phân phối đồ gỗ đã xây dựng lại phương thức mua hàng và sắp xếp lại quan hệ bạn hàng. Thương vụ Việt Nam tại Anh cho rằng đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng gỗ sẽ có thuế suất 0% trong vòng 5 năm tới.
Bên cạnh đó, Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 tạo nền tảng pháp lý cho ngành đồ gỗ Việt Nam.
Để thâm nhập, mở rộng thị trường tại Anh và tận dụng hiệu quả những lợi ích mà UKVFTA mang lại, Bộ Công Thương cho rằng doanh nghiệp cần phải nắm bắt các quy định về tiêu chuẩn mới của thị trường và xu thế tiêu dùng để cải tiến công nghệ, chất lượng mẫu mã sản phẩm phù hợp; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Anh.
Đặc biệt, cần chuẩn bị lộ trình chuyển đổi sản xuất đáp ứng các yêu cầu mới của Anh về giảm phát thải, chống mất rừng và suy thoái rừng.
-
Đồ gỗ và nội thất Việt Nam vào “tầm ngắm” của thị trường 1,4 tỷ dân
Với tổng quy mô thị trường là 41 tỷ USD, Ấn Độ là quốc gia tiêu thụ đồ nội thất lớn thứ 4 thế giới. Trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm từ gỗ từ Việt Nam sang thị trường này đạt 93 triệu USD, tăng gần 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Quốc gia này đã chi 106 triệu USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Mua đồ gỗ giảm giá: Thận trọng kẻo dính “quả lừa”
Vào thời điểm năm hết, Tết đến, nhu cầu mua sắm đồ nội thất, đặc biệt là đồ gỗ của người dân tăng cao. Tuy vậy, do ham rẻ, không có kinh nghiệm nên nhiều người đã mua phải đồ gỗ pha tạp, kém chất lượng…
-
Đồ gỗ nội thất “treo đầu dê, bán thịt chó”
Còn hơn 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Ất Mùi, dạo quanh các cửa hàng bán đồ gỗ nội thất ở Hà Nội tại các khu vực Đê La Thành, Đền Lừ, Nguyễn Trãi…, theo ghi nhận của phóng viên, người mua đông hơn thường lệ nhưng tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” vẫn diễn ra và người mua rất có thể sẽ bị “lừa”…








-
Mặt hàng này của Việt Nam khiến Mỹ mạnh tay chi 2,9 tỷ USD để gom phục vụ nhu cầu trong nước
Trong 4 tháng đầu năm 2025, Mỹ đã chi hơn 2,9 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.
-
Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Hoa Kỳ
Tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy triển khai các thỏa thuận thương mại hướng tới cán cân thương mại công bằng, bền vững, lâu dài giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, ngày 9/5, Bộ Công thương phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trườn...
-
Mỹ chi hơn 2 tỷ USD để “chốt đơn” một mặt hàng của Việt Nam trong 3 tháng
Đây là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam khi có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.