Bộ Tư pháp cho biết, các chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp chưa được quy định trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở... (Ảnh: Đỗ Quân).
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri liên quan đến nội dung kéo giảm giá nhà, nhằm đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận người có thu nhập trung bình thấp, gia đình trẻ…
Trả lời cử tri, Bộ Xây dựng cho biết, thực tế đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, khó khăn về nhà ở.
Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, hiện nay tại khu vực đô thị vẫn còn có rất nhiều hộ gia đình, cá nhân thuộc diện có thu nhập thấp hoặc trung bình, nhất là các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức; lực lượng vũ trang; người lao động đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp đang còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở.
Bàn về giải pháp, Bộ Xây dựng cho biết đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp.
Theo đó, Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá không vượt quá 20 triệu đồng/m2, diện tích dưới 70m2.
Trong đó tập trung vào một số ưu đãi: về đất đai (được giảm tiền sử dụng đất, được chậm nộp tiền sử dụng đất); về thuế (giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp); về quy hoạch, bố trí quỹ đất; thủ tục đầu tư xây dựng; cơ chế huy động vốn…
Liên quan đến dự thảo này, Bộ Xây dựng cho biết đã gửi lấy ý kiến của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Tư pháp thì các chính sách ưu đãi đối với dự án nhà ở thương mại giá thấp chưa được quy định trong Luật Đất đai (miễn, giảm tiền sử dụng đất), Luật Nhà ở (lựa chọn chủ đầu tư), Luật Thuế (miễn, giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp)… Nghị quyết của chính phủ không phải là hình thức văn bản quy phạm pháp luật sẽ khiến các địa phương gặp khó khăn khi thực hiện nếu được Chính phủ ban hành.
Do vậy, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo Chính phủ xem xét, cho phép Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ "Xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp" được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 84 theo hướng: Giao Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu các chính sách khuyến khích phát triển nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình để sửa đổi, bổ sung đồng bộ vào Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai và các pháp luật khác có liên quan theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội.
Trước đó, theo thông tin từ lãnh đạo Bộ Xây dựng, nguồn cung nhà ở trung, cao cấp thì dư thừa (hiện có khoảng 70-100 triệu m2 sàn) nhưng lại thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp.
Qua tính toán, nhu cầu nhà ở của người dân đối với phân khúc trung, cao cấp (có giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên) hiện chỉ chiếm từ 20-30% tùy từng địa phương nhưng nhu cầu về nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đồng/m2) lại chiếm đến 70-80% thị trường.
Trong khi đó giá bất động sản nhà leo cao liên tục. Theo một nghiên cứu mới đây, so với cùng kỳ năm ngoái, giá chung cư Hà Nội và TPHCM tháng 5 tiếp tục tăng nhẹ 3-5%. Giá chung cư tăng bất chấp khó khăn của dịch bệnh Covid-19 khiến giấc mơ có nhà của nhiều người ngày càng trở nên xa vời.
-
Thu nhập dưới 11 triệu đồng sẽ được vay ưu đãi mua nhà ở xã hội
CafeLand - Từ năm 2020, người lao động có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở xuống sẽ được xem xét cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội.
-
Tỷ phú Trần Đình Long “bắt tay” tỷ phú Phạm Nhật Vượng tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á
Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Hà Nội do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.
-
Hà Nội: 8 trường hợp công trình vi phạm sẽ bị sẽ cắt điện, nước từ 1/1/2025
Từ ngày 1/1/2025, thành phố Hà Nội sẽ triển khai biện pháp cắt điện, nước đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng, theo quy định tại Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND.
-
Tương lai 17 vùng huyện của Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, 2050 sẽ "lột xác" như thế nào?
Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến 2050, Hà Nội quy hoạch 17 vùng huyện từ khu vực phía Bắc như Đông Anh, Mê Linh đến phía Tây như Hoài Đức, Quốc Oai, và phía Nam như Mỹ Đức, Thanh Trì....