Sơ đồ các tuyến đường vành đai quanh TP.HCM đang triển khai
Sáng 31/1, tại hội thảo khoa học góp ý dự thảo quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó chủ tịch UBND Bình Dương Nguyễn Văn Dành đã đề xuất ý tưởng nghiên cứu lập quy hoạch tuyến đường Vành đai 5 TP.HCM.
Cụ thể, theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, hành lang Đông Nam Bộ là trục kinh tế chính của vùng, nối từ Tây Nguyên qua Bình Dương, Đồng Nai, đến cảng Cái Mép - Thị Vải (BR-VT).
TP.HCM đã phát triển (các dịch vụ đô thị, dân cư, khu công nghiệp...) gần lấp đầy đến đường Vành đai 2. Do đó, khoảng giữa Vành đai 3 và Vành đai 4 là khu vực phù hợp nhất để phát triển công nghiệp, các cơ sở hạ tầng quốc gia và của vùng.
Riêng tại Bình Dương, hạ tầng được đầu tư phát triển nhanh, đô thị công nghiệp đã lấp đầy đến đường Vành đai 3, không gian đang phát triển nhanh đến Vành đai 4 và hiện theo nghiên cứu, đề xuất của đơn vị tư vấn lập quy hoạch tỉnh Bình Dương thì vùng TP.HCM cần thêm một đường Vành đai 5 để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh đó, nhanh chóng kéo giãn hành lang vận tải lên phía Bắc, theo đường vành đai 4, vòng qua Tân Uyên, Biên Hòa và đấu nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Bổ sung đoạn khuyết từ Tân Uyên đến Biên Hòa. Luồng vận tải công nghiệp sẽ theo các cao tốc, quốc lộ, đại lộ, rẽ vào Vành đai 4 để cung cấp tài nguyên cho trục kinh tế Đông Nam Bộ, thay thế các luồng vận tải trước nay đi theo Vành đai 2 và 3.
Theo ông Danh, Vành đai 5 sẽ không chỉ đóng vai trò giảm ách tắc giao thông mà còn tạo ra không gian phát triển mới. Hiện nay, nhiều dự án lớn như tuyến cao tốc Chơn Thành – Gia Nghĩa; cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành cũng đang được nghiên cứu đầu tư.
Do đó, nếu không sớm đầu tư tuyến đường Vành đai 5, dự báo khu vực tỉnh Bình Dương sẽ trở thành điểm nghẽn rất lớn trong tương lai, cửa ngõ đi Tây Nguyên.
Trong khi đó, đại diện tỉnh Tây Ninh kiến nghị cần sớm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, đường Xuyên Á… để tăng cường kết nối địa phương này với TP.HCM và các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ khác.
Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đã và đang triển khai các tuyến đường vành đai kết nối.
Trong đó, tuyến đường Vành đai 2 có chiều dài 64km nằm hoàn toàn trên địa phận TP.HCM được khởi công từ năm 2007.
Dự án được thiết kế 6 – 10 làn xe, đi qua địa bàn TP.Thủ Đức, quận 2, 7, 8, 12, Bình Tân và huyện Bình Chánh, Hóc Môn. Tuy nhiên, đến nay tuyến đường Vành đai này vẫn còn nhiều đoạn chưa được khép kín.
Tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM được khởi công từ tháng 6/2023 có chiều dài hơn 75km đi qua địa bàn TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Theo kế hoạch dự án này sẽ hoàn thành năm 2025 và đi vào khai thác từ năm 2026.
Trong khi đó, tuyến Vành đai 4 đang được lập báo cáo nghiên cứu khả thi với chiều dài hơn 200km đi qua địa bàn của TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Long An.
-
Sau nhiều năm dở dang, đoạn Vành đai nghìn tỉ ở TP. Thủ Đức sắp tái khởi công?
Đoạn đường Vành đai 2 từ nút giao Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức) vừa được đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện đến năm 2026. Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự phát triển của TP.HCM, góp phần khép kín tuyến đường Vành đai 2.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.