CafeLand - Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona, hay còn gọi là Covid-19, đang khiến các dự án lớn ở khu vực châu Á do Trung Quốc đầu tư bị chậm tiến độ, từ dự án xây đảo nhân tạo tại Sri Lanka, xây cầu tại Bangladesh, các dự án thủy điện tại Nepal và Indonesia cho tới kế hoạch xây đường vành đai và các con đường nghìn tỷ khác.

Cơn dịch bùng phát tại Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm ngoái, sau đó lan rộng ra hàng chục các quốc gia khác đã khiến số lượng người lao động và các thiết bị nhập khẩu từ Trung Quốc vốn cần thiết cho việc duy trì xây dựng các dự án lớn bị giảm đi một cách đáng kể.

Theo Cơ quan Cư trú Quốc gia Trung Quốc, tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 133 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng việc hạn chế nhập cảnh với công dân Trung Quốc hoặc những người đi qua đất nước đông dân nhất thế giới này nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

Tại Sri Lanka, nơi Trung Quốc nhận thầu xây dựng một hòn đảo nhân tạo, chính phủ nước này đã yêu cầu kiểm dịch 14 ngày với tất cả những người tới Trung Quốc. Họ cũng khẳng định rằng các công nhân Trung Quốc sẽ gặp nhiều hạn chế tại các công trường xây dựng cũng như các khu ký túc xá.

Tại Colombo –thành phố cảng nhân tạo có quy mô ngang ngửa với London, nơi dự kiến sẽ có một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Nam Á - đang gặp khó khăn trong tiến độ thi công khi một phần ba số công nhân Trung Quốc, những người về quê nghỉ Tết Nguyên đán chưa trở lại. Việc khai trương tòa tháp truyền thông tự do cao nhất khu vực Nam Á vào tháng 3, công trình được tài trợ bởi Trung Quốc cũng đã bị hoãn lại.

“Các dự án lớn ở Sri Lanka được tài trợ bởi chính phủ Trung Quốc chủ yếu sử dụng nguồn lao động tới từ nước này. Do vậy, tiến độ xây dựng đang gặp nhiều khó khăn”, Nissanka Wijeratne, thư ký của Phòng Công nghiệp và Xây dựng Sri Lanka cho biết.

Các công nhân khi làm việc tại công trường đều được kiểm tra thân nhiệt đều đặn hàng ngày, sử dụng mặt nạ bảo hộ và sử dụng thuốc khử trùng đã được phát.

Bimal Gonaduwage, Giám đốc của dự án, cho biết hai người quản lý của công trình thành phố nhân tạo Colombo đã bị cách ly trong một khách sạn trước khi có thể quay trở lại làm việc.

“Một số doanh nghiệp Trung Quốc đã sử dụng biện pháp cách ly 14 ngày đối với các nhân viên của mình. Những người sẽ làm việc tại các quốc gia khác trước khi tiếp tục làm việc cũng phải cách ly 14 ngày”, ông Peng Huagang, Tổng thư ký của Ủy ban Sở hữu và Giám sát cho biết.

Một quốc gia khác tại châu Á là Bangladesh hiện cũng đã ngừng cấp thị thực cho tất cả những người tới từ Trung Quốc, bao gồm cả những công nhân.

Hiện có khoảng 3.000 công nhân Trung Quốc đang làm việc tại dự án xây dựng công ty điện lực Bangladesh với nguồn vốn lên tới 2,5 triệu USD được tài trợ bởi chính phủ nước này. Khoảng hai phần ba trong số họ đã trở về Trung Quốc trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua và chưa thể trở lại để tiếp tục làm việc.

“Kế hoạch của chúng tôi là sẽ bắt đầu vận hành nhà máy trong tháng tới. Nhưng nếu ít nhất 300 công nhân Trung Quốc chưa thể quay trở lại trong tháng này, kế hoạch sẽ bị trì hoãn”, ông Abdul Moula, Giám đốc của dự án cho biết.

Trên đảo Sumatra của Indonesia, công trình nhà máy thủy điện Batang Toru do Trung Quốc tài trợ cũng đang bị đình trệ do việc thiếu công nhân xây dựng.

Indonesia đã tạm dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc đại lục. Ngoài ra, bộ trưởng bộ đầu tư của Indonesia, ông Luhut Pandjaitan cho biết dự án đường sắt cao tốc Jakarta – Bandung có giá trị lên tới 6 tỉ USD cũng đã bị trì hoãn.

Tại Nepal, nơi có hàng chục dự án xây dựng hồ thủy điện được Trung Quốc đại lục tài trợ, nhiều công nhân cũng không thể quay lại sau khi bùng phát dịch bệnh Covid-19.

“Nhiều người trong số những công nhân viên Trung Quốc đang làm việc tại Nepal đảm nhận trách nhiệm về chuyên môn. Do đó, khi họ không thể quay lại, thật khó để có thể tìm ra người thay thế”, ông Vishnu Bahadur Singh thuộc Hiệp hội Thủy điện Nepal cho biết.

Sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực thi các dự án do Trung Quốc đảm nhận và tài trợ. Tuy nhiên, ông Wang Yi, Bộ trưởng Ngoại giao của Trung Quốc, đã trấn an dư luận rằng sự kéo dài của dịch bệnh viêm phổi cấp sẽ làm ảnh hưởng tới các hoạt động đầu tư của nước này tại châu Á, nhưng nó sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Anh Nguyễn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.