Theo Colliers, hầu hết doanh nghiệp tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương hiện ưa chuộng việc mở rộng diện tích kho bãi. Giá thuê tại các thành phố lớn ở Trung Quốc trong năm 2021 dự kiến sẽ tăng lên, với mức tăng trưởng cao nhất là 3% tại Thượng Hải. Trong khi đó, việc nhu cầu được duy trì ở mức ổn định, giá thuê tại hai thành phố lớn của Úc là Sydney và Melbourne nhiều khả năng cũng có mức tăng từ 1 – 2,5%. Loại hình bất động sản này sẽ giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa danh mục đầu tư trong năm nay. Bên cạnh đó, việc nhiều công ty tìm cách giảm tải sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng khiến tính cạnh tranh giữa các thị trường tăng lên đáng kể.
Trên khắp châu Á, nhu cầu về bất động sản logistics đã được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của thương mại điện tử. Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các nhà đầu tư đã coi bất động sản logistics là một lĩnh vực cốt lõi.
Tại Trung Quốc, với nhu cầu ổn định và nguồn cung hạn chế ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải,..., nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể phải tìm kiếm không gian và cơ hội ở những khu vực khác. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản lại nổi bật với những kho hàng lớn và tiên tiến bậc nhất châu Á hiện nay. Ví dụ cụ thể có thể kể đến như các kho bãi nằm tại những thành phố như Nagareyama, Kashima hoặc Ibaraki. Chính phủ Nhật Bản cũng đang thông qua một vài dự thảo để mở rộng sự phát triển của lĩnh vực này trong thời gian tới.
Một trong những thị trường bất động sản lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Úc sở hữu nguồn cung kho bãi dồi dào, nhưng tỷ lệ trống đang ở mức cao do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Ngược lại, Ấn Độ, quốc gia có dân số nhiều thứ hai thế giới lại có nguồn cung tương đối hạn chế. Nhu cầu đối với lĩnh vực bất động sản logistics tại quốc gia này luôn nằm ở mức cao bởi đây là một trong những thị trường tiềm năng bậc nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay. Tỷ lệ trống tại hai thành phố lớn của nước này là Mumbai và Delhi luôn được duy trì ở mức 10 – 11%, trong khi tỷ lệ trống trung bình tại các khu vực khác là 15 – 30%.
Các chuyên gia của Colliers đánh giá Singapore là thị trường bất động sản logistics phát triển nhất khu vực Đông Nam Á ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, việc nhiều doanh nghiệp lựa chọn Việt Nam là điểm đến tiềm năng bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc có thể thay đổi thị trường bất động sản logistics tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới.
Sự phát triển của lĩnh vực logistics cũng thúc đẩy nhu cầu phát triển của các chuỗi cung ứng lạnh. Trong tương lai, các chuyên gia của Colliers dự đoán rằng hình thức cung ứng này sẽ trở nên phổ biến hơn trên thị trường châu Á – Thái Bình Dương.
-
Thế hệ Millennials định hình lại thị trường nhà ở hạng sang
CafeLand - Những người thuộc thế hệ Millennials có hiểu biết về công nghệ và ý thức môi trường sẽ định hình lại một cách đáng kể thị trường nhà ở hạng sang.
-
Những xu hướng công nghệ được sử dụng phổ biến nhất năm 2020
CafeLand - Lịch sử đã chỉ ra rằng chỉ có các bước đột phá mới giúp doanh nghiệp có thể vượt qua được những giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực bất động sản hiểu rõ điều này và đã cố gắng áp dụng những thay đổi về công nghệ trong năm qua.
-
Đại dịch Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến bất động sản thương mại như thế nào?
CafeLand - Mặc dù đã có những tin tức khả quan trong thời gian gần đây nhưng đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Một vài công ty đã bắt đầu cho nhân viên quay trở lại văn phòng làm việc. Tuy nhiên, liệu đây có phải thời điểm thích hợp để đầu tư vào bất động sản thương mại?
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.