Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đã đưa ra 4 chủ đề đầu tư trong năm 2023 nhằm đón đầu xu hướng tái mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc và chu kỳ nới lỏng chính sách; tận dụng cơ hội với những ngành được hưởng lợi từ việc đẩy mạnh đầu tư công và tăng trưởng ổn định trong giai đoạn suy giảm.
Cổ phiếu “quốc dân” Hòa Phát được khuyến nghị đầu tư trong năm 2023
Việc Trung Quốc dỡ bỏ các biện pháp giãn cách do đại dịch dự kiến thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn. Riêng với Việt Nam, động thái cũng được kỳ vọng giúp nhiều lĩnh vực khả quan, theo báo cáo của các công ty chứng khoán. Theo đó, KBSV đưa ra gợi ý 3 cổ phiếu được hưởng lợi trong năm 2023 là GAS, HPG, HVN.
Với cổ phiếu HPG của Hòa Phát, KBSV đánh giá động thái Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giúp nối lại hoạt động xây dựng và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó giúp nhu cầu thép xây dựng tại quốc gia này phục hồi. Đây là một trong những động lực lớn nhất hỗ trợ cho việc tăng trưởng sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp thép trong năm 2023.
Theo KBSV, Hòa Phát hiện đang là doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp cao nhất ngành thép nên có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh và tăng thị phần tiêu thụ thép trong bối cảnh ngành thép suy yếu. Một khi chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành càng ngày càng lớn thì ưu thế của Hòa Phát sẽ càng cao.
Mặt khác, KBSV cũng kỳ vọng đầu tư công trong năm 2023 sẽ thúc đẩy tiêu thụ thép nội địa. Thời gian tới, Khu liên hợp Dung Quất 2 của Hòa Phát dự kiến đi vào hoạt động từ cuối 2024 sẽ giúp doanh nghiệp này lọt top 30 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới với công suất 14,6 triệu tấn/năm. Đây là động lực tăng trưởng trong dài hạn của Hòa Phát.
Trước đó, nhóm cổ phiếu thép bước vào giai đoạn điều chỉnh, thậm chí, có thời điểm cổ phiếu Hòa Phát còn “trôi” về đáy và bật khỏi Top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
Ở thời điểm hiện tại, đà phục hồi của thị trường chung phần nào đã ảnh hưởng tới sự vươn lên mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu thép. Hiện cổ phiếu HPG đang giao dịch ở mức 18.000 đồng/cp, tăng hơn 15% so với tháng trước.
-
Ba quả tạ ghìm chân “vua thép” Hòa Phát
Nhu cầu suy yếu, giá thép giảm mạnh, chi phí đầu vào lên cao, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh là những yếu tố tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh quý 3.2022 của ngành thép nói chung hay Hòa Phát nói riêng.
-
Vì sao cổ phiếu Nam Kim được định giá ở mức 18.000 đồng?
Theo các công ty chứng khoán, cổ phiếu của Nam Kim đang có sự cộng hưởng tốt từ sự tăng trưởng hợp lý về quy mô công suất, giá thép phục hồi và triển vọng tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU....
-
SSI Research nhận định gì về cổ phiếu Hoa Sen, Nam Kim?
Mặc dù giá thép phục hồi có thể tác động tích cực đến hàng tồn kho của Hoa Sen và Nam Kim trong quý 1.2023, giá cổ phiếu trong ngắn hạn của hai doanh nghiệp tôn mạ này có thể đối mặt với áp lực chốt lời mạnh sau đợt tăng giá vừa qua....
-
Tập đoàn Hoa Sen lên kế hoạch IPO các công ty nhựa và bán lẻ, trả cổ tức 3%
Hoa Sen dự kiến đưa hai công ty con trong lĩnh vực ống nhựa và phân phối nội thất - vật liệu xây dựng lên sàn chứng khoán trong thời gian 2024-2026.