Trong bối cảnh thị trường chứng khoán giao dịch giằng co, nhóm cổ phiếu thép lại bất ngờ hút tiền mạnh và đồng loạt bứt phá. Cổ phiếu của các doanh nghiệp thép đầu ngành như Tập đoàn Hòa Phát (HPG), Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), Thép Tiến Lên (TLH)… đều tăng mạnh.
Thậm chí, cổ phiếu của Đầu tư thương mại SMC (SMC) còn ghi nhận tăng kịch trần, lên mức 10.350 đồng/cp.
Trong phiên giao dịch 13/11, HPG là mã có tác động tích cực nhất đến thị trường, với mức tăng 2,6%, đóng góp 1,3 điểm cho chiều tăng của chỉ số. Khối lượng giao dịch cũng đứng thứ 2 thị trường sau VIX, với 44 triệu đơn vị được trao tay.
Sau khi lùi về vùng giá 23.000 đồng/cp hồi gần cuối tháng 10, cổ phiếu của Hòa Phát phục hồi tốt những phiên gần đây, hiện đã về lại vùng giá 27.000 đồng/cp.
Theo đó, cổ phiếu các doanh nghiệp thép bất ngờ tăng mạnh khi ngành thép vừa đón một thông tin không mấy tích cực khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,5% từ ngày 9/11.
Trong báo cáo phân tích về tác động giá điện tăng, Chứng khoán Mirae Asset cho rằng thời gian tới, một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.
Theo ước tính của Mirae Asset, chi phí điện chiếm khoảng 10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép. Do đó, giá điện tăng 4,5% sẽ làm cho giá vốn tăng thêm và khiến cho lợi nhuận trước thuế của ngành thép có thể giảm 23% nếu doanh nghiệp không thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng.
Sự sụt giảm đáng kể của lợi nhuận khi chi phí điện tăng thêm làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.
-
Loạt cổ phiếu thép “sale off” kịch sàn trong ngày 12/12
Sau nhịp tăng nóng từ đáy, một loạt cổ phiếu thép của các doanh nghiệp đầu ngành đang chịu áp lực bán mạnh trong ngày sale off 12/12.
-
Công ty thép có cổ phiếu tăng trần 11 phiên: Kinh doanh thua lỗ, gặp khó với bài toán di dời nhà máy ra khỏi KCN lâu đời nhất Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến đấu giá công khai 65% vốn sở hữu tại Thép Vicasa với giá thấp nhất 24.158 đồng/cổ phiếu.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doan...
-
Kỳ vọng gì với "game" thoái vốn Nhà nước tại Công ty thép 57 năm tuổi có trụ sở ở Đồng Nai?
Mặc dù tăng hơn 105% chỉ sau hai tuần, thị giá hiện tại của cổ phiếu Thép Vicasa vẫn thấp hơn 27% so với mức giá thoái vốn dự kiến.