Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) cho biết thời gian tới, tập đoàn sẽ điều tiết sản xuất theo tình hình thị trường, tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản.
Hiện tại, nhà sản xuất thép này đang có tổng cộng 7 lò cao luyện thép, gồm 4 lò ở Khu liên hợp gang thép Dung Quất và 3 lò ở Khu liên hợp gang thép Hải Dương với công suất sản xuất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép.
Tuy nhiên, ông Trần Đình Long khẳng định từ nay trở đi, Hòa Phát sẽ chuyển rất mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, tăng cường đầu tư và xuất khẩu các mặt hàng thép chất lượng cao.
Tỷ phú Trần Đình Long chuẩn bị lắp dây chuyền làm thép đường ray, tanh lốp ô tô... công suất 500.000 tấn/năm
Thép chất lượng cao là gì?
Các sản phẩm thép chất lượng cao mà ông Long nói đến bao gồm thép cuộn cán nóng (HRC) dùng cho sản xuất tôn mạ, vỏ container, ống thép.
Ngoài ra, trong dòng sản phẩm chất lượng cao bao gồm các mác thép đòi hỏi kỹ thuật sản xuất khó hơn, dùng làm nguyên liệu cho vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như làm lõi que hàn, đinh ốc vít, cáp, thép dự ứng lực, lò xo, tanh lốp ô tô…
Theo báo cáo đề xuất “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” của Bộ Công Thương, các chủng loại thép hợp kim sử dụng trong đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.
Cụ thể, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô và cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 2 ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bộ Công Thương nhận định đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.
Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.
Nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD
Để đẩy mạnh sản xuất các dòng thép chất lượng cao, Hòa Phát mới đây đã ký kết hợp đồng cung cấp dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao công suất 500.000 tấn/năm với Tập đoàn Primetals. Theo kế hoạch, dây chuyền cán dự kiến sẽ cung cấp những sản phẩm đầu tiên vào quý 3/2026 và dây chuyền đúc sẽ được đưa vào vận hành vào quý 4/2026.
Cụ thể, Tập đoàn Primetals sẽ thiết kế, cung cấp, lắp đặt máy đúc phôi cho phép Hòa Phát sản xuất sản phẩm thép làm tanh lốp ô tô (tire cord, bead wire), thép chế tạo, thép vòng bi, thép dự ứng lực và nhiều sản phẩm chất lượng cao khác.
Đặc biệt, dây chuyền còn tích hợp dự chờ cho module đúc phôi khổ lớn để sản xuất thép đường ray (bloom), và phôi beam blank để sản xuất các loại thép hình đến 800mm phục vụ ngành kết cấu thép.
Đồng thời, Primetals cung cấp các thiết bị dây chuyền cán thép dây cuộn wire rod chất lượng cao. Sản phẩm của dây chuyền là thép làm bố lốp, tanh lốp ô tô (steel cord và beadwire), thép dập nguội, thép dự ứng lực, thép lò xo không hợp kim, thép làm cáp cẩu, thép làm đinh vít chính xác.
Dây chuyền cũng được tích hợp sản xuất thép thanh tròn trơn và thép thanh dạng cuộn phục vụ cho các ngành chế biến chế tạo, cho công nghiệp quốc phòng.
Theo tiến độ, dự kiến quý 3/2026 dây chuyền cán có thể cung cấp những sản phẩm đầu tiên và quý 4/2026 đưa dây chuyền đúc đi vào hoạt động.
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cho biết, tập đoàn tập trung đẩy mạnh sản xuất thép chất lượng cao, thép chế tạo để góp phần thay thế mặt hàng thép cao cấp đang phải nhập khẩu.
“Hòa Phát tự tin sản xuất được các loại thép phục vụ ngành công nghiệp đường sắt, trục bánh xe tàu hỏa, tàu cao tốc theo đặt hàng của Chính phủ cũng như các loại thép chất lượng cao phục vụ cho các dự án trọng điểm quốc gia và xuất khẩu ra thị trường thế giới”, ông Long cho biết.
Hòa Phát triển khai nhà máy sản xuất ray thép trong tháng 4/2025
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Tập đoàn Hòa Phát ngày 9/2 vừa qua, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long cam kết công ty tăng trưởng 15% mỗi năm, hưởng ứng mục tiêu GDP tăng hai chữ số giai đoạn 2025-2030. Họ cũng có kế hoạch sản xuất thép cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, theo yêu cầu của Thủ tướng.
Tới ngày 22/3, CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất - đơn vị thành viên của Hòa Phát đã chính thức đề xuất đầu tư dự án cán thép chuyên biệt phục vụ cho ray đường sắt đô thị và đường sắt cao tốc, thực hiện trong giai đoạn 2025-2027.
Địa điểm được chọn là xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, thuộc Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Việc đặc nhà máy tại đây bởi Dung Quất không chỉ có cảng biển nước sâu, đường sắt Bắc - Nam đi ngang, mà còn là nơi Hòa Phát đang sở hữu hệ sinh thái thép quy mô nhất cả nước - giúp họ chủ động hoàn toàn từ nguyên liệu đến đầu ra.
Với dự án sản xuất ray đường sắt này, Hòa Phát cho biết cần khoảng 42ha để triển khai ngay giai đoạn 1 của dự án trong năm 2025. Các sản phẩm chính là ray thép dùng cho đường sắt đô thị và cao tốc - loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao và ít cạnh tranh nội địa.
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết, đang nỗ lực hỗ trợ nhà đầu tư Hòa Phát hoàn thành thủ tục pháp lý cần thiết của dự án nhà máy sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt Hòa Phát Dung Quất.
Dự kiến, trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
-
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại.
-
Thép chất lượng cao mà doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như cáp thang máy, làm lõi que hàn, lò xo, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô…
-
Từ nay trở đi, Hòa Phát sẽ chuyển mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, thép cho sản xuất ốc vít, tanh lốp ô tô, cáp, dự ứng lực... phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.








-
Tuyến đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng nối Lào Cai - Hải Phòng có gì đặc biệt?
Dự án đường sắt hơn 200.000 tỷ đồng nối Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang thu hút sự quan tâm lớn bởi quy mô và tầm quan trọng chiến lược. Tuyến đường sắt này có gì đặc biệt? Công nghệ, thiết kế, tác động kinh tế và ý nghĩa đối với giao thương khu vự...
-
Cuối năm 2026, sẽ khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam 350km/h, quy mô 67 tỷ USD
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện các thủ tục để phấn đấu khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026.
-
Đường sắt cao tốc 67 tỷ USD vừa có lệnh khởi công, Hòa Phát lập tức xây nhà máy sản xuất ray thép ngay trong tháng 4
Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho biết trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia....