Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên (mã chứng khoán HT1) tiền thân là nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị.
Năm 1964, nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương và 1 dây chuyền sản xuất 280.000 tấn xi măng/năm tại nhà máy Thủ Đức.
Năm 2000, công ty thực hiện cổ phần hóa, đến năm 2007 trở thành công ty cổ phần. Năm 2009, Công ty CP Hà Tiên 2 và Công ty CP Hà Tiên 1 sáp nhập với tên mới là Công ty CP Xi măng Vicem Hà Tiên.
Nhà máy Xi măng Hà Tiên
Hiện tại, Xi măng Hà Tiên đang sở hữu 2 nhà máy (gồm nhà máy xi măng Kiên Lương - tỉnh Kiên Giang và nhà máy xi măng Bình Phước - tỉnh Bình Phước) và 3 trạm nghiền xi măng (gồm trạm nghiền Phú Hữu - TP.HCM, Cam Ranh - tỉnh Khánh Hòa và Long An - tỉnh Long An) với tổng công suất hơn 4,6 triệu tấn clinker và 7,5 triệu tấn xi măng/năm. Đây cũng là nhà sản xuất xi măng lớn nhất miền Nam hiện nay.
Theo báo cáo thường niên 2022, nhà sản xuất xi măng này đang có 2.418 lao động với thu nhập bình quân gần 20 triệu đồng/người/tháng.
Lĩnh vực kinh doanh của Xi măng Hà Tiên bao gồm sản xuất kinh doanh xi măng và các sản phẩm từ xi măng; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các sản phẩm phục vụ xây dựng và công nghiệp; xây dựng và kinh doanh bất động sản; dịch vụ bến cảng, dịch vụ kho bãi…
Lợi nhuận chạm đáy 10 năm
Năm 2023, ngành xi măng nói chung và Xi măng Hà Tiên nói riêng đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 100 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò.
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp xi măng ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, thậm chí thua lỗ kéo dài.
Sản lượng sụt giảm, lợi nhuận của Xi măng Hà Tiên chạm đáy 10 năm
Mới đây, Xi măng Hà Tiên đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2023 với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, xuống 1.783 tỷ đồng.
Trong kỳ, giá vốn bán hàng vẫn ở mức cao khiến lãi gộp chỉ còn 180 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, nhà sản xuất này còn chịu áp lực về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả, Xi măng Hà Tiên ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 54 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ, tuy nhiên nếu so với các quý kinh doanh trước đó thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã khả quan hơn (quý 1/2023 lỗ sau thuế tới hơn 85,6 tỷ đồng, quý 3 lỗ hơn 10 tỷ đồng).
Ông lớn ngành xi măng này cho biết, nguyên nhân lợi nhuận sau thuế giảm trong quý cuối năm 2023 là do sản lượng tiêu thụ xi măng giảm hơn 17% so với cùng kỳ năm 2022, kết quả làm lợi nhuận gộp giảm 30 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Lũy kế cả năm, doanh thu thuần của Xi măng Hà Tiên đạt hơn 7.000 tỷ đồng, giảm 21%; Công ty báo lãi vỏn vẹn 17 tỷ đồng, giảm hơn 93% so với mức thực hiện năm 2022.
So với kế hoạch đề ra, Xi măng Hà Tiên mới thực hiện được 78% chỉ tiêu tổng doanh thu và 6% chỉ tiêu lãi sau thuế. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của công ty xi măng này trong vòng 10 năm trở lại đây kể từ năm 2014.
Tính đến thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản đạt hơn 8.623 tỷ đồng, giảm 8% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, công ty có gần 2.000 tỷ đồng tài sản ngắn hạn với hơn 900 tỷ đồng tiền mặt. Giá trị hàng tồn kho giảm 19% còn 847 tỷ đồng.
Đáng chú ý, chiếm một phần không nhỏ là tài sản dài hạn dở dang liên quan đến các dự án đang xây dựng như dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên - nhà máy xi măng Bình Phước (200 tỷ đồng), dự án đường BOT Phú Hữu (538 tỷ đồng), dự án tại Kiên Lương (250 tỷ đồng).
Bên kia nguồn vốn, tổng nợ phải trả của Xi măng Hà Tiên hơn 3.790 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch 22/1, cổ phiếu HT1 đang dừng ở mức 12.550 đồng/cp.
-
Công suất dư thừa lớn trong khi thị trường xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa đều giảm sức mua, các doanh nghiệp trong ngành xi măng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, không ít nhà máy tạm dừng lò hoặc giảm sản lượng.
-
Ngành xi măng thừa nhận khó khăn chưa từng có trong lịch sử hơn 100 năm hoạt động
Ngành xi măng đang đứng trước khó khăn nhất trong hơn 100 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò.
-
Xi măng Hà Tiên chạm đáy lợi nhuận sau 8 năm, chốt thời điểm tổ chức đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông thường niên năm 2023 của Xi măng Hà Tiên sẽ được tổ chức vào ngày 24/4 tới đây sau khi doanh nghiệp này trải qua năm 2022 đầy khó khăn, lợi nhuận ghi nhận về đáy 8 năm.
-
Xi măng Hà Tiên lên tiếng sau dự án BOT bị thanh tra sai phạm
CafeLand – Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 vừa có văn bản giải trình về việc bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án BOT 461 tỷ đồng. Đây là dự án BOT xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu, quận 9, Tp.HCM.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về thông tin “các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất”
Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng xử lý thông tin báo chí và dư luận liên quan đến nội dung "Các nhà máy xi măng thua lỗ, có nguy cơ dừng sản xuất", báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/1/2025....
-
Sau khi thua lỗ nghìn tỷ 2 năm liền, Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam tính chuyện kinh doanh 2025 ra sao?
Dự báo thị trường xi măng trong năm 2025 vẫn còn rất nhiều thách thức, khó khăn nên Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) đã thận trọng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh với doanh thu ở mức 29.400 tỷ đồng....
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các nhà máy xi măng thực hiện ngay một việc, có thể giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các công ty xi măng chưa lắp đặt để đôn đốc việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Theo đó, việc đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng giú...