Thiên An và chồng kết hôn khi công việc của cả hai vẫn chưa ổn định. Chồng cô là một người rất chịu khó và có chí làm ăn. Ngoài thời gian đi làm ở công ty, về nhà anh còn giúp cô đóng gói hàng và giao cho khách. Chính vì thế, sau 5 năm vợ chồng An cũng tích góp được một khoản tiền để có thể mua một căn hộ trả góp.
Vì bán cũng lâu năm và có nhiều khách quen, nên hàng lấy về cũng nhiều hơn. Hiện An đang ở cùng nhà với bố mẹ chồng, nhưng nhà khá chật nên cô bàn với chồng xin bố mẹ chuyển ra ở riêng.
Bố mẹ chồng cũng đồng ý và hỗ trợ vợ chồng An một khoản. Căn hộ cô định mua rộng 63m2, giá 1,5 tỉ đồng. Tiền tiết kiệm của vợ chồng An được 800 triệu đồng, bố mẹ chồng hỗ trợ 200 triệu đồng, như vậy cô phải vay thêm ngân hàng 500 triệu đồng nữa.
Khi biết tin này, anh chị chồng liền bán 10 cây vàng để cho vợ chồng An vay và nói cứ cầm lấy khi nào có thì trả. Thời điểm đó là khoảng năm 2019, 10 cây vàng bán đi được khoảng 420 triệu đồng. Vay thêm bạn bè thêm số tiền còn lại, cuối cùng vợ chồng An cũng có một căn nhà riêng.
Anh chị muốn làm khó vợ chồng An khi giá vàng tăng cao. Ảnh minh họa.
Trong suốt 3 năm qua, nhiều lần An ngỏ ý trả dần tiền cho anh chị, nhưng anh chị từ chối nói cứ giữ lấy lúc nào đủ tiền thì trả. An cũng nghĩ vậy nên cứ gửi ngân hàng cho đến khi đủ tiền.
Bỗng một ngày, chị chồng gọi điện cho An nói cần tiền để đầu tư đất nên giục vợ chồng An lo sớm. Hiện tại An chỉ mới góp được hơn 220 triệu đồng, cô bàn với chồng vay thêm ngân hàng 200 triệu đồng còn lại.
Tuy nhiên, khi vợ chồng An mang toàn bộ số tiền đã vay đến trả thì chị chồng nói môt câu khiến cô chết lặng: “Anh chị tích góp mãi mới đươc 10 lượng vàng, hai em cần dùng đến thì mới phải bán đi, nên giờ cũng phải trả lại 10 lượng chứ anh chị không lấy tiền mặt”.
Năm 2019 vàng đang ở mức 42 triệu đồng/lượng, hiện tại đã lên mức đỉnh điểm là gần 67 triệu đồng/lượng, vậy vợ chồng An phải bỏ thêm 250 triệu đồng nữa mới đủ tiền mua vàng trả nợ. Cuối cùng cô đành nhờ bố mẹ đẻ bán miếng đất ở quê.
Đây là miếng đất bố mẹ cho An làm của hồi môn khi đi lấy chồng. Nhẽ ra cô đã bán nó từ lúc mua nhà, nhưng vì miếng đất đó đang rất có tiềm năng tăng giá nếu bán không đúng thời điểm thì không lời lãi được bao nhiêu.
-
Nguồn vốn vào bất động sản (BĐS) sẽ ngày càng hẹp sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 22, trong đó giảm tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 40% xuống còn 30%, lộ trình từ 2020 đến 2022.
-
Để đẩy nhanh gói 30.000 tỉ đồng, nên đổi tên “nhà ở xã hội” thành nhà ở phổ thông hoặc nhà cho người thu nhập thấp để nhiều người có cơ hội tiếp cận hơn
-
Vay 2 tỉ đồng mua nhà, sau 3 năm vẫn còn nợ 1,8 tỉ đồng và SỰ THẬT đằng sau
Liều lĩnh vay mượn 2 tỉ đồng để mua nhà, sau 3 năm vợ chồng Cẩm Tiên (1991, Hải Dương) vẫn nợ 1,8 tỉ đồng. Nghe có vẻ vô lý nhưng ẩn sau là một câu chuyện dài.
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....
-
Nhờ chính sách này mà người trẻ không còn khó khăn khi mua nhà trước tuổi 30
Nhờ vào chính sách trả góp linh hoạt và hỗ trợ của ngân hàng, những người trẻ này đã mua nhà trước tuổi 30 mà không gặp phải bất cứ khó khăn nào.