Theo đó, những chính sách mới khuyến khích các chính quyền địa phương “tối ưu hóa các chính sách bất động sản dựa trên thực tế”. Nói cách khác, chính quyền địa phương có thể bắt đầu hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà phát triển bất động sản.
Tuy nhiên, hiện chưa thể đánh giá mức độ hiệu quả từ sự thay đổi chính sách này với ngành bất động sản Trung Quốc, vốn bao gồm các chiến lược tăng trưởng không bền vững trong nhiều năm dựa trên nguồn vốn đầu cơ và vay nợ.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ tăng trưởng trong ngành bất động sản Trung Quốc tiếp tục sụt giảm sau năm 2021 suy thoái, thời điểm nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, China Evergrande Group, chính thức vỡ nợ. Một số công ty lớn khác trong ngành cũng phải đối mặt với số phận tương tự và bị hạ xếp hạng tín nhiệm bao gồm Fantasia Holdings, Kaisa Group, Shimao Group và Sunac China Holdings.
Điều gì đằng sau sự suy thoái?
Doanh số bán bất động sản tại Trung Quốc bắt đầu giảm vào tháng 3/2021 sau nhiều thập kỷ tăng trưởng nhanh chóng.
Theo dữ liệu từ China Real Estate Information Corp., doanh số của 100 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc tính đến tháng 3/2021 đã sụt giảm 53% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2022, doanh số bán bất động sản tại thị trường tỷ dân này vẫn giảm.
Tính từ năm 2021, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã vỡ nợ cho khoản vay trái phiếu bằng đồng USD ở nước ngoài với tổng giá trị 8 tỷ USD và bằng đồng nhân dân tệ ở trong nước với tổng giá trị 757 triệu USD. Giá nhà mới tại 70 thành phố của Trung Quốc giảm nhẹ 0,13% trong hai tháng đầu năm nay. Dù khối lượng đầu tư bất động sản có tăng 4,4% vào năm 2021, nhưng đây vẫn là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong vòng 17 tháng.
Điều này hoàn toàn trái ngược so với những gì mà người ta từng chứng kiến về sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Kể từ khi có các chính sách tự do hóa kinh tế vào những năm 1980, lĩnh vực bất động sản được coi là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Lĩnh vực này tiếp tục đóng một vai trò lớn đối với tham vọng của Bắc Kinh trong nhiều năm qua, tạo ra của cải và việc làm.
Tuy nhiên, gần đây, quan điểm của chính quyền Bắc Kinh đối với các nhà phát triển bất động sản đã chuyển từ ủng hộ sang thận trọng. Một trong những lý do chính dẫn đến điều này là vấn đề nợ trong toàn ngành.
Trên thực tế, một số nhà quan sát cho rằng thị trường bất động sản là một bong bóng tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể vỡ bất cứ lúc nào sau nhiều năm được nhà nước ủng hộ cũng như được ưu đãi để chấp nhận những khoản vay giá trị khổng lồ.
Tháng 8/2020, chính phủ Trung Quốc đã giải quyết trước những lo ngại như vậy và thực hiện chính sách “ba lằn ranh đỏ” nhằm đánh giá một cách có hệ thống khả năng nhận được tái cấp vốn của một nhà phát triển dựa trên ba chỉ số. Chính sách này nhằm ngăn chặn các công ty vay nợ nhiều sử dụng thêm các khoản tái cấp vốn và ngăn chặn một sự sụp đổ nghiêm trọng của thị trường.
Chính phủ có thể thực sự khắc phục sự cố không?
Việc nới lỏng quy định sẽ không giải quyết được gốc rễ cấu trúc của các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc. Các vấn đề hiện đang gây khó khăn cho lĩnh vực này đã tồn tại từ lâu, bao gồm sự thờ ơ của các nhà phát triển bất động sản đối với tỷ lệ đòn bẩy cao, cũng như việc họ không thể bàn giao được nhà ở đúng thời gian như đã hứa với khách hàng. Tất cả những điều này sẽ làm mất lòng tin của nhà đầu tư.
Chính phủ thậm chí có thể làm trầm trọng thêm vấn đề vì lĩnh vực này đang cần cải cách bán buôn với các biện pháp khuyến khích xóa bỏ tỷ lệ lạm phát. Các động thái của chính phủ Trung Quốc nhằm xoa dịu “nỗi đau” của ngành bất động sản chỉ giống như một viên aspirin được kê đơn để chữa bệnh ung thư
-
Bất động sản châu Á hấp dẫn trong mắt các quỹ đầu tư quốc tế
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều vấn đề, câu hỏi được đặt ra với ngành bất động sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) hiện nay là liệu các quỹ đầu tư sẽ tiếp tục tiến vào thị trường này hay không.
-
Khi Thượng Hải dần mở cửa trở lại sau hai tháng đóng cửa do đại dịch Covid-19, trung tâm tài chính của Trung Quốc đã đưa ra hàng chục chính sách với hy vọng sẽ giúp đưa nền kinh tế trở lại nhịp sống bình thường, trong đó có chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản.
-
Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc tiếp tục vỡ nợ, gây áp lực lên toàn bộ nền kinh tế châu Á
Các nhà phân tích của Goldman Sachs đang hướng đến kịch bản xấu nhất và rủi ro nhất của thị trường bất động sản Trung Quốc khi các vụ vỡ nợ tiếp tục tăng lên.
-
Tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc Country Garden báo lỗ kỷ lục trong năm 2023-2024
Sau nhiều tháng trì hoãn công bố báo cáo tài chính, "gã khổng lồ" bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings cuối cùng đã hé lộ khoản lỗ khổng lồ gần 175 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 23,8 tỷ USD) trong năm 2023, gấp gần 30 lần so với năm trước đó...
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...