27/08/2021 12:55 PM
Theo tính toán, giá mỗi liều vắc xin Pfizer hiện khoảng 15-20 USD (tùy đàm phán) như vậy nếu Donacoop nhập 15 triệu Pfizer tương đương khoảng 300 triệu USD (khoảng 7.000 tỉ đồng). Con số này cũng phản ánh phần nào “sức mạnh” của doanh nghiệp này.

Donacoop là "ông lớn" sở hữu nhiều quỹ đất ở Đồng Nai

Theo thông tin từ Công ty Donacoop, doanh nghiệp này đã thỏa thuận xong với hãng Pfizer để nhập khẩu khoảng 15 triệu liều vắc xin phòng COVID-19. Hiện Công ty Donacoop đang đợi Bộ Y tế hoàn thành thủ tục hồ sơ cho đơn vị để có thể nhập số vắc xin trên về Việt Nam.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về việc tạo điều kiện hỗ trợ Donacoop nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19.

Nếu thủ tục hoàn thành sớm và có sẵn kho, tủ bảo quản trong đầu tháng 9.2021, số vaccine này sẽ được nhập về phân bổ cho Đồng Nai và các tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam bộ.

Nếu việc mua vaccine của Donacoop thành công sẽ là một tin cực vui trong bối cảnh tình hình dịch bệnh covid – 19 tại Đồng Nai và các tỉnh lân cận đang phức tạp.

Theo tính toán, giá mỗi liều vắc xin Pfizer hiện khoảng 15-20 USD (Tùy đàm phán) như vậy nếu nhập Donacoop nhập 15 triệu Pfizer tương đương khoảng 300 triệu USD (khoảng gần 7.000 tỉ đồng). Con số này cũng phản ánh phần nào “sức mạnh” của doanh nghiệp này.

Tại Đồng Nai, Donacoop là doanh nghiệp “cây đa, cây đề” với tầm ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực. Doanh nghiệp được thành lập từ năm 2005 này đặc biệt được chú ý trong lĩnh vực bất động sản khi sở hữu quỹ đất rộng lớn.

Một trong những dự án làm nên tên tuổi của Donacoop phải kể đến là Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng có tổng diện tích hơn 1.100ha tại thành phố Biên Hoà.

Đại đô thị này được triển khai từ năm 2008, ban đầu DonaCoop bắt tay với Tập đoàn Keppel Land (Singapore) và Công ty cổ phần An Phú Long thành lập Công ty liên doanh phát triển đô thị Waterfront có diện tích hơn 366ha, tổng vốn đầu tư 750 triệu USD. Cùng lúc đó, DonaCooop hợp tác với VinaCapital (Anh Quốc) và Công ty cổ phần An Phú Long thành lập Công ty liên doanh phát triển bất động sản AquaCity để thực hiện dự án có diện tích 305ha, tổng vốn đầu tư 550 triệu USD.

Tháng 3/2017, Công ty Aqua thực hiện chia tách. DonaCoop rút toàn bộ vốn và thành lập pháp nhân mới là Công ty TNHH Thành phố Aqua Dona. Nhóm cổ đông VinaCapital nhờ vậy sở hữu 100% vốn của Công ty CP Thành phố Aqua. Doanh nghiệp này sau đó được chuyển thành mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Dự án 305ha cũng được phân làm hai: nhóm VinaCapital thực hiện dự án AquaCity rộng 110,5ha, DonaCoop triển khai dự án Aqua Dona với phần diện tích còn lại.

Năm 2017, VinaCapital đã rút toàn bộ vốn khỏi AquaCity, chuyển nhượng lại cho một “ông lớn” khác là Novaland để đầu tư dự án siêu đô thị sinh thái Aqua City. Hiện nay, theo thông tin giới thiệu từ Novaland thì doanh nghiệp này đã tiếp tục mở rộng dự án Aqua City lên diện tích 600ha. Đây là siêu đô thị có quy mô lớn ở cữa ngõ phía Đông TP.HCM với Đồng Nai. Aqua City được chia thành nhiều phân khu phát triển cùng nhiều tiện ích cao cấp như bến du thuyền.

Năm 2019, Keppel Land cũng đã bán 70% vốn tại dự án Waterfont Đồng Nai quy mô 170h cho một doanh nghiệp đình đám khác là Nam Long. Đến năm 2020, Tập đoàn đến từ Singapore tiếp tục thoái nốt 30% cổ phần còn lại cho doanh nghiệp này. Nam Long sau đó đã đổi tên dự án Waterfont Đồng Nai thành Izumi City. Dự án này Nam Long kết hợp đầu tư cùng với đối tác Nhật Bản.

Với Donacoop, bên cạnh tên tuổi là một doanh nghệp lớn sở hữu trong tay quỹ đất dồi dào thì cũng có không ít tai tiếng gắn liền với những quỹ đất này. Nổi cộm hơn cả là những lùm xùm trong công tác giải phóng đền bù đất cho người dân trong dự án khu đô thị kinh tế mở Long Hưng. Hiện nay, vẫn có hàng nghìn hộ dân chưa chấp nhận bàn giao đất do không đồng ý với mức giá được cho là quá rẻ mà Donacoop đưa ra.

Khu kinh tế mở Long Hưng bây giờ là các đại đô thị với những căn nhà được chào bán với giá lên hến hàng chục tỉ đồng. Nhưng phía sau đó là hàng nghìn lá đơn của người dân bị thu hồi đất được gửi đi khắp nơi nhưng chưa có lời hồi đáp.

Phong Vân
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch

    Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...

  • Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục

    Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...

  • Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền

    Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...

Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.