Xem xét mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương lên 10 làn xe để giải quyết tình trạng ách tắc
Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) mới đây đã làm việc với UBND tỉnh Long An về dự án đầu tư mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương.
Cao tốc TP HCM - Trung Lương hiện có 4 làn xe, hai làn khẩn cấp, tốc độ tối đa 100 km/h, khai thác từ năm 2010. Từ 2019, lượng xe lưu thông qua tuyến cao tốc tăng mạnh, ghi nhận hơn 50.000 lượt xe mỗi ngày dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra.
Thời gian qua các cơ quan đã nhiều lần trao đổi về việc đầu tư mở rộng dự án nhưng vẫn chưa đi đến thống nhất phương án mới nhất.
Theo tư vấn của Ban Quản lý dự án 7, dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương sẽ được thực hiện theo hình thức đầu tư công.
Dự án đi qua địa bàn TP.HCM, Long An và Tiền Giang với chiều dài khoảng 39,6km. Về quy mô đầu tư, sẽ mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương giai đoạn 2 thêm 4 làn xe để đạt quy mô 8 làn xe cao tốc và 2 làn dừng khẩn cấp.
Tốc độ thiết kế 120km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 9,765 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 của Bộ Giao thông vận tải.
Về thời gian thực hiện, theo Ban Quản lý dự án 7, chủ đầu tư sẽ tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2023.
Sau đó lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định, quyết định đầu tư hoàn thành trong năm 2024. Dự kiến, dự án sẽ khởi công trong năm 2025 và tổ chức thi công, hoàn thành và đưa vào khai thác trong năm 2027.
Trước đó, vào tháng 4/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định giao Ban Quản lý dự án 7 nhiệm vụ thực hiện công tác lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư/Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án này.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đi qua địa phận TP.HCM, Long An và Tiền Giang là một phần của dự án đường cao tốc TP.HCM - Cần Thơ. Đây là tuyến đường huyết mạch ở cửa ngõ phía tây kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Tuyến đường dài khoảng 40km, quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, được khởi công năm 2004 và hoàn thành vào năm 2010. Sau hơn 13 năm khai thác, tuyến cao tốc không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải hiện tại, cũng như trong tương lai. |
-
Đơn vị nào sẽ nghiên cứu phương án mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương?
Trong văn bản mới ban hành, Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư/Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư mở rộng đường bộ cao tốc đoạn TP.HCM - Trung Lương cho Ban quản lý dự án 7.
-
Bất động sản An Gia bị phạt vì tự ý thay đổi phương án sử dụng vốn
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa qua đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã: AGG) số ti...
-
Công viên sáng tạo lớn nhất TP.Thủ Đức sẵn sàng vận hành
Công viên Sáng tạo tại TP.Thủ Đức nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm sẽ chính thức khánh thành vào hôm nay (11/1). Với diện tích rộng 10ha, đây được xem là công việc lớn bậc nhất tại TP.Thủ Đức....
-
Doanh thu đạt hơn 11 tỷ USD, thị trường bất động sản TP.HCM đã vui trở lại?
Cục Thống kê TP.HCM nhận định, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu hồi phục khi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước phát huy hiệu quả, lãi suất huy động và cho vay sản xuất kinh doanh giảm giúp tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồ...