Tiêu thụ thép trong tháng 11 tăng hơn 30%
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép thành phẩm tháng 11 tại thị trường nội địa của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép có sự cải thiện so với tháng trước cũng như so với cùng kỳ.
Sản lượng tiêu thụ thép trong tháng 11 tăng hơn 30% so với cùng kỳ
Cụ thể, bán hàng thép các loại đạt hơn 2,5 triệu tấn, tăng 13% so với tháng trước và tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tiêu thụ thép thép tăng trưởng trong nhiều tháng liên tiếp, được kỳ vọng là tín hiệu phục hồi cho ngành.
Trong khi đó, sản xuất thép thành phẩm trong giai đoạn này đạt 2,4 triệu tấn, tăng 3% so với tháng 10 và tăng 34,4% so với cùng kỳ.
11 tháng đầu năm 2023, toàn ngành sản xuất được 25 triệu tấn thép thành phẩm. Ảnh: VSA
Tính chung 11 tháng đầu năm, sản xuất thép thành phẩm của cả nước đạt 25 triệu tấn, giảm 7,8% so với cùng kỳ. Tiêu thụ thép đạt 23,7 triệu tấn, giảm 5,6% so với sản lượng bán hàng của 11 tháng năm 2022. Riêng xuất khẩu thép trong giai đoạn này đạt 7,4 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ.
Nhu cầu thị trường cải thiện cũng được phản ánh trong tình hình kinh doanh của các công ty. Doanh nghiệp đầu ngành Hòa Phát ghi nhận sản lượng bán hàng cao nhất từ đầu năm. Cụ thể, bán hàng các sản phẩm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC), phôi thép đạt 709.000 tấn, tăng 12% so với tháng 10.
Đáng chú ý, bán hàng thép xây dựng, thép chất lượng cao của Hòa Phát trong giai đoạn này đạt 410.000 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết thị trường thép xây dựng trong nước tăng do bắt đầu vào mùa xây dựng và một phần đến từ các chính sách thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
“Sản lượng tiêu thụ mặt hàng thép xây dựng tại cả ba miền trong tháng 11 đều ghi nhận sự tăng trưởng. Trong đó, mức tăng cao nhất là khu vực phía Nam, tăng 47% so với tháng trước”, Hòa Phát chia sẻ.
Còn theo đánh giá của VSA, sản lượng bán hàng thép xây dựng tăng, một phần nhờ các dự án giao thông như cao tốc Bắc - Nam, các dự án sân bay mới được triển khai, đẩy nhanh tiến độ và một số dự án khác.
Tiêu thụ thép đạt mức cao nhất kể từ đầu năm
Trên thị trường, giá các mặt hàng thép xây dựng những tháng cuối năm đang có nhiều biến động. Từ tháng 11 đến nay, các nhà sản xuất thép liên tục điều chỉnh tăng giá bán. Hiện dòng thép cuộn CB240 được Hòa Phát niêm yết tại thị trường miền Bắc với giá 13,74 triệu đồng/tấn, thép thanh vằn D10 CB300 là 14,04 triệu đồng/tấn.
VSA cho biết, giá thép liên tục tăng thời gian qua chủ yếu do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép như than, quặng sắt, thép phế, cuộn cán nóng... chưa có dấu hiệu dừng đà tăng.
Giá bán thép thành phẩm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của nguyên liệu đầu vào nên hiệu quả kinh doanh của các công ty vẫn thấp, khó khăn từ việc mua nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ thành phẩm đầu ra.
Thời gian tới, giá mặt hàng này dự báo sẽ tiếp tục tăng khi nguồn cung quặng sắt eo hẹp, trong khi nhu cầu xây dựng có xu hướng tăng cao hơn. Đây sẽ là cơ hội cho ngành thép và cổ phiếu thép trong năm 2024.
Tham khảo: Giá thép xây dựng mới nhất 2023
Ngành thép lấy lại đà tăng trưởng?
Ngành thép Việt Nam và thế giới đang bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tích cực, báo hiệu pha phục hồi của một chu kỳ ngành mới.
Theo đó, Chứng khoán VPBank (VPBankS) kỳ vọng thị trường thép sẽ phục hồi tốt hơn với động lực chủ yếu đến từ việc giá thép bắt đầu tăng trở lại. Ngoài ra, nguồn cung bất động sản trong nước hồi phục và đầu tư công được đẩy mạnh cũng là động lực lớn giúp cải thiện nhu cầu thép trong thời gian tới.
Các dữ liệu mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, mặc dù giao dịch căn hộ, chung cư, đất nền trong quý 3/2023 mới bằng khoảng 73% so với quý 3/2022 nhưng đã tăng tới 24,7% so với quý 2/2023. Bên cạnh đó, số lượng dự án xây dựng hoàn thành và đang xây dựng đều tăng lại so với cùng kỳ năm 2022.
Còn theo thống kê của CBRE, mặc dù tình hình bất động sản trên cả nước vẫn còn ảm đạm nhưng đã có một số tín hiệu tích cực khi từ quý 3/2023, lượng cung cầu về căn hộ chung cư tại TP Hà Nội và TP.HCM đã tăng lên. Đặc biệt, mức độ hấp thụ đã vượt trên tốc độ bán trong 2 quý gần đây, cho thấy nguồn cầu đang hồi phục từ đáy.
Ngoài ra, với sự hỗ trợ về chính sách quyết liệt của Chính phủ trong giai đoạn cuối năm để tháo gỡ thị trường bất động sản. Các dự án trọng điểm quốc gia hầu hết được khởi công trong năm nay được kỳ vọng sẽ tạo đầu ra cho ngành thép trong thời gian tới.
-
Thị trường thép những tháng cuối năm sẽ diễn biến ra sao?
Giá thép xây dựng trong nước vẫn đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2020 đến nay. Tuy nhiên, ngành thép vẫn kỳ vọng phục hồi nhờ các dự án đầu tư công, nhất là các dự án lớn của ngành giao thông.
-
Thị trường thép nửa đầu năm 2023 diễn biến ra sao?
Do thị trường bất động sản, xây dựng gặp khó khăn nên giá các loại thép, trong đó có thép xây dựng trong thời gian qua luôn ở mức khá thấp, sản lượng tiêu thụ cũng giảm sâu.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.