Thép thấp thỏm 2023
Giá thép trong nước đã trải qua một năm 2023 biến động khó lường do các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng như ảnh hưởng bởi các yếu tố bất lợi khách quan từ thị trường bất động sản.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, nguyên nhân giá thép trong nước liên tục giảm là do nhu cầu tiêu thụ chậm, thị trường bất động sản thời gian qua còn ảm đạm, đầu tư công chưa khởi sắc.
Không những thế, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc khi quốc gia này liên tục hạ giá thép xuất khẩu.
Sang năm 2024, thị trường thép được kỳ vọng sẽ phục hồi tốt hơn, động lực chủ yếu đến từ việc giá thép bắt đầu tăng trở lại. Ngoài ra, nguồn cung bất động sản trong nước hồi phục và đầu tư công được đẩy mạnh cũng là động lực lớn giúp cải thiện nhu cầu thép trong thời gian tới.
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi trong năm 2024
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng thị trường bất động sản suy yếu đã khiến lượng tiêu thụ trên thị trường giảm mạnh, trong khi nguồn hàng tại các nhà máy sản xuất vẫn còn chồng chất khiến nhiều doanh nghiệp ngành thép đang gặp khó trong những tháng cuối năm.
Theo VPBankS, điểm sáng trong giai đoạn này là thị trường xuất khẩu, qua đó bù đắp cho tình trạng dư cung tại thị trường nội địa. Tuy vậy, đơn vị này cho rằng mấu chốt của sự phục hồi ngành thép vẫn là tiêu thụ nội địa.
Sản lượng thép tiêu trong năm 2023. Nguồn: VPBankS
Hiện tại, tình trạng ảm đạm của ngành thép trong nước được phản ánh rõ nét qua giá bán khi giá mặt hàng này vẫn đang trong xu hướng giảm. Hiện tại giá mặt hàng này chỉ bằng khoảng 70% từ vùng đỉnh năm 2022, điều này thể hiện sức cầu trên thị trường yếu.
VPBankS cho rằng thị trường đang trong vùng đáy và sẽ cần chờ những tín hiệu tích cực hơn ở đầu ra để có thể đưa ngành thép quay lại chu kỳ tăng trưởng.
Động lực phục hồi trong năm 2024
Theo Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,8% trong năm 2023 và sẽ tăng thêm 1,9% lên 1,85 tỷ tấn vào năm 2024.
Tại thị trường trong nước, ngành thép có thể hồi phục tốt hơn trong năm 2024 nhờ 3 động lực chính sau:
1. Thị trường bất động sản hồi phục
Sau một năm ảm đạm, VPBankS kỳ vọng nhu cầu thép sẽ tăng mạnh mẽ trở lại khi đầu ra là thị trường bất động sản hồi phục từ năm 2024.
Các dữ liệu mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy, mặc dù giao dịch căn hộ, chung cư, đất nền trong quý 3/2023 mới bằng khoảng 73% so với quý 3/2022 nhưng đã tăng tới 24,7% so với quý 2/2023. Bên cạnh đó, số lượng dự án xây dựng hoàn thành và đang xây dựng đều tăng lại so với cùng kỳ năm 2022.
Theo thống kê của CBRE, mặc dù tình hình bất động sản trên cả nước vẫn còn ảm đạm nhưng đã có một số tín hiệu tích cực khi từ quý 3/2023, lượng cung cầu về căn hộ chung cư tại Hà Nội và TP.HCM đã tăng lên. Đặc biệt, mức độ hấp thụ đã vượt trên tốc độ bán trong 2 quý gần đây, cho thấy nguồn cầu đang hồi phục từ đáy.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ về chính sách quyết liệt của Chính phủ trong giai đoạn cuối năm để tháo gỡ thị trường bất động sản cũng được kỳ vọng tạo đầu ra cho ngành thép trong năm 2024.
2. Đầu tư công được đẩy mạnh
Thời gian qua, Chính phủ đang quyết liệt đẩy mạnh giải ngân đầu tư công ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Các dự án trọng điểm quốc gia hầu hết được khởi công trong năm nay, cho thấy giai đoạn 2024-2026 sẽ là giai đoạn có mật độ thi công dày đặc, tạo ra nhu cầu lớn về thép.
Tiến độ thi công một số dự án giao thông trọng điểm
Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng của thép trong các dự án cao tốc tương đối thấp, do đó ngành này vẫn phải trông cậy vào nhu cầu từ thị trường bất động sản và xây dựng dân dụng, công nghiệp.
3. Giá thép tăng trở lại
Với vị thế luôn chiếm hơn 50% sản lượng thép sản xuất hàng năm trên thế giới, hoạt động của ngành thép Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới ngành thép toàn cầu. Ngay cả giá thép tại thị trường nội địa của nước này cũng có tác động lớn tới thị trường thép toàn cầu.
Dữ liệu lịch sử cũng cho thấy, giá thép tại Việt Nam có biến động khá tương đồng, đôi khi là chậm hơn so với phản ứng của giá thép Trung Quốc.
Với việc giá thép Trung Quốc đã gần chạm ngưỡng thấp nhất kể từ năm 2017 và bắt đầu có những tín hiệu phục hồi trong quý 3/2023 nhờ vào thị trường xuất khẩu thuận lợi và tồn kho thép xuống thấp. Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc sẽ phát hành 139 tỷ USD trái phiếu để tái xây dựng các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Những điều này kỳ vọng sẽ có tác động tích cực tới mặt bằng giá mặt hàng này. Theo đó, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có thể kỳ vọng vào tính chu kỳ của ngành thép khi thị trường thép thế giới tăng trưởng trở lại.
-
10 tháng đầu năm 2023, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hơn 385.000 tấn thép chất lượng cao. Đây là các loại thép nguyên liệu phục vụ ngành cơ khí, chế biến chế tạo như rút dây, làm lõi que hàn, đinh ốc vít, thép dự ứng lực, tanh lốp ô tô.
-
Sau khi thông qua chủ trương thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân sự trong hệ thống, CTCP Đầu tư Thương mại SMC tiếp tục có động thái mới nhằm duy trì hoạt động của công ty.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.