Lâu nay, bất động sản London luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua, một hiện tượng rất đáng quan tâm các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu USD mua một tòa cao ốc văn phòng xuất hiện ngày càng nhiều. Tháng 12-2014, tỷ phú người Tây Ban Nha Amancio Ortega đã mua tòa nhà số 6 Quảng trường St.James, vốn là trụ sở của Tập đoàn khai khoáng toàn cầu Rio Tinto PLC, với giá 400 triệu USD.
Trước đó 1 tháng, tỷ phú Joseph Safra đến từ Brazil cũng bỏ ra gần 1,2 tỷ USD để mua tòa nhà số 30 St. Mary Axe, được biết đến với tên gọi khác Gherkin. Theo thống kê của Công ty Dịch vụ bất động sản Savills, tổng giá trị bất động sản bán ra tại London trong năm 2014 xấp xỉ 33 tỷ USD, tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2013.
Làn sóng mua bất động sản thương mại giá trị cao cho thấy sự gia tăng số lượng tỷ phú có khối lượng tài sản tương đương với các quỹ đầu tư quốc tế. Trong khi đó, Bill Hughes, người đứng đầu Tập đoàn Quản lý đầu tư Legal&General của Anh, nhận định xu hướng trên cũng cho thấy các nhà đầu tư đang hướng tới ăn chắc mặc bền. Bất động sản tại London mang đến những lợi thế như: quy định có lợi cho nhà đầu tư; một thị trường cho phép chuyển nhượng tài sản giá trị lớn dễ dàng hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Ngoài ra, việc thị trường bất động sản London hồi phục nhanh sau suy thoái kinh tế khiến các chuyên gia tin rằng tài sản sẽ giữ được giá trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà đầu tư rót tiền vào.
Tuy nhiên, giới siêu giàu vẫn phải đối mặt với những rủi ro tương tự những nhà đầu tư bất động sản khác. London đang trong giai đoạn bùng nổ về bất động sản nhưng có thể chỉ ngắn hạn. Các nhà phân tích không rõ giai đoạn bùng nổ này sẽ kéo dài bao lâu. Thứ hai, không phải London là cái rốn của vũ trụ. Các nhà đầu tư vẫn dành sự quan tâm của mình cho thị trường ở nhiều quốc gia khác. Tỷ phú Safra cũng bỏ 436 triệu USD để mua tòa nhà văn phòng WINX ở Frankfurt, Đức.
Trong khi đó, tỷ phú Ortega mua tòa nhà Renaissance Plaza ở Toronto, Canada với giá 226 triệu USD. Thứ ba, thống kê của Công ty Môi giới bất động sản JLL cho thấy mức chi tiêu cho bất động sản của các nhà đầu tư cá nhân gần 62 triệu USD trong 2 năm 2013 và 2014. Con số này không cao hơn nhiều so với giai đoạn từ 2008-2012 (xấp xỉ 45 triệu USD).
Cao ốc Gherkin với thiết kế độc đáo.
Điều này cho thấy việc mua bán bất động sản không sáng sủa. Chưa kể đến việc chi phí đầu tư nhiều vào một tòa nhà văn phòng nhưng đến khi bán lại không nhiều lợi nhuận. Legal&General chuyên mua các tòa nhà văn phòng và sau đó tạo ra giá trị tăng thêm cho tòa nhà thông qua các hoạt động xây dựng lại, cho thuê, trước khi sang tay cho các nhà đầu tư tư nhân.
Công ty trên định sẽ tái phát triển một tòa nhà văn phòng để nâng cao giá trị khi bán nhưng họ không đủ thời gian và buộc phải bán tòa nhà này với giá gần 132 triệu USD, thấp hơn nhiều so với dự kiến.
Robert Buchele, Giám đốc Savills, cho rằng sức hấp dẫn của các tòa nhà văn phòng đã vượt qua những giá trị về tài chính. “Sở hữu một tòa nhà như vậy còn là cách để họ chứng minh đẳng cấp, khoe khoang sự giàu có của mình” - ông Buchele nói.
-
Giá nhà tăng làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội
CafeLand - Theo nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, Andy Haldane, giá nhà tiếp tục tăng do giảm thuế và nhu cầu của các hộ gia đình khá giả nới rộng khoảng cách giàu nghèo và gây ra bất ổn xã hội.
-
Làn sóng di cư ra nước ngoài kỷ lục khiến thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới giảm mạnh nhất trong vòng 18 năm
CafeLand - Chính phủ Anh cho biết họ dự kiến sẽ có hơn 300.000 người Hồng Kông chuyển đến Anh trong 5 năm tới dưới chương trình thị thực mới.
-
London dẫn đầu thị trường nhà ở siêu sang trên toàn cầu
CafeLand - Thủ đô của Vương quốc Anh hiện là “điểm đến hàng đầu thế giới cho các căn hộ siêu sang” sau khi doanh số của các bất động sản có trị giá hơn 7,3 triệu bảng Anh tại đây đã tăng lên thêm 3% vào năm 2020....