Khách thuê căn hộ dịch vụ tại TP.HCM ngày càng đa dạng, chủ yếu đến từ các nước châu Á. Ảnh minh họa
Theo thống kê, 9 tháng qua TP.HCM đã thu hút được 953 triệu USD vốn FDI mới, tăng 49% so với năm trước, chủ yếu đầu tư vào bất động sản, thương mại và công nghiệp. Từ 2015 đến 2019, nhờ nguồn FDI đến từ nhiều quốc gia khác nhau, đối tượng thuê căn hộ dịch vụ tại TP.HCM ngày càng đa dạng, chủ yếu đến từ các nước châu Á như Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đơn vị này ghi nhận, hiện TP.HCM có khoảng 5.800 căn hộ dịch vụ. Trong 9 tháng, toàn thị trường ghi nhận công suất thuê trung bình 87%, tăng 2 điểm phần trăm theo quý và 4 điểm phần trăm theo năm. Trong khi đó giá thuê giữ ở mức 25 USD/m2/tháng (khoảng 580 nghìn đồng/m2/tháng), tăng 1% theo năm.
Giá thuê tăng theo năm đến từ sự tăng giá của các căn hộ hạng B đạt 29USD/m2 /tháng, tăng 4% theo năm. Công suất của các dự án hạng B và C lần lượt đạt 85%. Tuy nhiên trong quý vừa qua cũng có hai dự án căn hộ dịch vụ hạng C phải đóng cửa do áp lực từ các căn hộ mua để cho thuê được bàn giao. Cạnh tranh ở mảng căn hộ dịch vụ được dự báo sẽ gia tăng từ các nền tảng dịch vụ mới, các dự án khách sạn mới và xu hướng đầu tư căn hộ cho thuê.
Đến năm 2022, thị trường kỳ vọng đón 1.500 căn đáp ứng cho nhu cầu thuê dài hạn tăng. Nguồn cung tương lai tập trung ở khu vực trung tâm và các khu đô thị mới nơi sở hữu hàng loạt toà nhà thương mại và trung tâm mua sắm đáp ứng nhu cầu phục vụ của phân khúc cao cấp. Nguồn cung ở Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm, dự kiến tăng 9% mỗi năm, cao hơn mức tăng trung bình 5% mỗi năm của khu vực trung tâm trong giai đoạn 2020-2022.
-
Airbnb đang thay đổi ngành bất động sản
CafeLand - Cuộc cách mạng công nghệ trong thời đại 4.0 ảnh hưởng khá lớn đến ngành du lịch, khách sạn, nhà hàng và bất động sản trong những năm gần đây. Airbnb ra đời trước sự bùng nổ của xu hướng của kinh tế chia sẻ. Giá cho thuê nơi cư trú sẽ thấp hơn nhờ chi phí kết nối giữa người có nhu cầu cho thuê và có nhu cầu thuê tốt hơn trước đây rất nhiều.