25/06/2023 4:08 PM
“Mua đi bán lại”, hay mua - sửa chữa - bán lại, là một chiến lược đầu tư bất động sản phổ biến. Nhà đầu tư sẽ tìm kiếm bất động sản với giá thấp và kiếm lợi nhuận lớn từ việc bán lại tài sản sau khi sửa chữa. Dưới đây là 6 báo động đỏ mà các nhà đầu tư “mua đi bán lại” phải cảnh giác khi tìm kiếm bất động sản tiếp theo của bạn.

1. Nấm mốc và dịch hại

Nấm mốc có thể là nguyên nhân khiến các chủ nhà và nhà đầu tư bất động sản thua lỗ nặng nề. Nguyên nhân là vì việc xử lý nấm mốc có thể rất tốn kém và có khả năng cao vấn đề này sẽ quay trở lại nếu ban đầu không được xử lý triệt để. Mọi vấn đề về nấm mốc đều bắt nguồn từ vấn đề nguồn nước.

Sau khi xử lý xong nấm mốc, vấn đề tiếp theo mà bạn phải đối mặt đó là các vết bẩn khó giải quyết. Nếu bạn không thể che phủ hay loại bỏ tất cả những khuyết điểm về mặt thẩm mỹ này, thì bất động sản của bạn sẽ rất khó thu hút người mua tiềm năng.

Một yếu tố khác cũng gây nên rủi ro tiềm ẩn đó là dịch hại, chắc hạn như mối mọt. Ngay cả khi bạn đã kiểm tra kỹ lưỡng nhưng vẫn rất khó phát hiện cho đến khi tiến hành sửa chữa. Những ổ dịch hại này thường xuất hiện ở những khu vực như dưới lớp sàn gỗ, hoặc trần nhà,.... Dấu hiệu của những ổ dịch hại là âm thanh đặc trưng của tiếng rít hoặc nhai. Vấn đề này không quá khó giải quyết, nhưng cũng như nấm mốc, bạn sẽ tốn kha khá chi phí để loại bỏ ổ dịch hại và nếu bạn không xử lý một cách triệt để, các ổ dịch hại có thể sẽ quay trở lại.

Do đó, hãy kiểm tra kỹ lưỡng các vết ẩm mốc, tiếng động kỳ lạ trên trần nhà, tường và sàn nhà. Những vấn đề này là dấu hiệu cho thấy đường ống dẫn nước bị rò rỉ hoặc vật liệu xây dựng không đảm bảo, tạo điều kiện cho nấm mốc và dịch hại phát triển.

2. Xuống cấp nặng và lỗi thời

Nhiều bất động sản xây dựng lâu năm nhưng không được bảo trì thường xuyên và thể hiện rõ ràng dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Chủ sở hữu trước đó của bất động sản không có tiền sửa chữa hoặc không muốn lỗ vốn khi cải tạo tài sản đã xuống cấp trầm trọng. Những bất động sản như vậy thường rất khó cải thiện hoặc nhà đầu tư sẽ phải tốn rất nhiều tiền để tân trang cho nó.

3. Vị trí tệ

Vị trí là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi bán nhà kiếm lời. Và chắc chắn là nếu bạn mua một bất động sản ở một khu phố không thu hút người mua, thì bất kể tình trạng của nó có tốt đến đâu, rủi ro bạn không thể bán được vẫn là rất lớn. Ngoài ra, nếu tài sản nằm ở khu vực giao thông không thuận lợi, bạn cũng sẽ rất khó để bán nó.

Để đảm bảo khoản đầu tư của bạn sinh lời, hãy tìm đúng vị trí. Một vị trí bất động sản nên đầu tư nên nằm trong khu vực giao thông dễ tiếp cận và nằm gần trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại hoặc các khu chợ dân sinh,....

4. Bất động sản “độc lạ”

Các bất động sản dễ bán nhất là những căn phù hợp với thị hiếu của phần lớn người mua. Việc cố gắng bán một bất động sản “độc lạ” kén người mua có thể sẽ khiến bạn tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Càng mất nhiều thời gian để tìm kiếm người mua, lợi nhuận của nhà đầu tư càng ít.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh đầu tư vào những căn nhà có vấn đề lớn về cấu trúc hoặc hệ thống ống nước hoặc hệ thống dây điện kém, cũng như những căn nhà có phòng bếp hoặc phòng tắm quá nhỏ.

5. Sửa chữa không xin phép

Mặc dù chủ sở hữu thường thực hiện các cải tạo vì nghĩ rằng đó là bất động sản của mình và họ được phép làm thế, nhưng điều này là không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn thực hiện cải tạo lớn đối với một tài sản mà không xin phép từ cơ quan có thẩm quyền, bạn có thể gặp rắc rối pháp lý. Do đó, hãy tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật hoặc xin tư vấn từ các chuyên gia pháp lý để làm rõ vấn đề về việc xin cấp phép sửa chữa bất động sản mà bạn đầu tư.

6. Không tuân theo quy tắc 70%

Quy tắc 70% gợi ý rằng nhà đầu tư chỉ nên mua bất động sản với mức giá bằng 70% giá trị sau khi sửa chữa trừ đi chi phí sửa chữa cần thiết. Đây là một quy tắc quan trọng để nhà đầu tư “mua đi bán lại” thành công.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng quy tắc này không phải lúc nào cũng chính xác, nhất là trong một thị trường bất động sản đang biến động mạnh, bạn sẽ rất khó để đưa ra một ước tính chính xác.

Tóm lại, hãy cảnh giác với những “cờ đỏ” này nếu bạn muốn “mua đi bán lại” thành công. Những lưu ý này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn trong việc lựa chọn bất động sản phù hợp và chi ít tiền hơn cho hoạt động sửa chữa để tối đa hóa lợi nhuận sau khi bán.

  • Nên tránh giao dịch với môi giới có 5 dấu hiệu sau

    Nên tránh giao dịch với môi giới có 5 dấu hiệu sau

    Nhiều người tìm mua hoặc chuẩn bị bán bất động sản sẽ chọn nhà môi giới đầu tiên xuất hiện trên tìm kiếm Google hoặc được người thân giới thiệu. Trớ trêu thay, rất nhiều người trong số họ đã gặp phải nhà môi giới bất động sản tồi tệ.

  • 20, 30 tuổi có nên đầu tư bất động sản?

    20, 30 tuổi có nên đầu tư bất động sản?

    Nếu bạn đang ở độ tuổi 20 hoặc 30 và nghĩ rằng mình vẫn còn quá trẻ để đầu tư vào bất động sản, thì hãy suy nghĩ lại về điều này.

Dương Thảo An (Mashvisor)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.