Theo công ty tư vấn Knight Frank, tỷ lệ văn phòng trống trên toàn khu vực vẫn ở mức 13,1% trong Q1/2022, tương tự như Q4/2021. Con số này sẽ bắt đầu giảm hơn nữa khi nhiều quốc gia trong khu vực bắt đầu mở cửa nền kinh tế và khách thuê nắm bắt cơ hội để có văn phòng chất lượng cao tại khu trung tâm với giá thuê thấp.
Trong số 23 thành phố mà Knight Frank nghiên cứu, có 21 thành phố ghi nhận mức giá thuê ổn định hoặc tăng trong quý đầu năm 2022, so với chỉ 13 thành phố trong quý trước đó.
Thượng Hải ghi nhận mức tăng cao nhất - đạt 4,2%, trong khi Thâm Quyến tiếp tục xu hướng giảm - ở mức 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, thị trường văn phòng tại Bengaluru (Ấn Độ) chứng kiến giá thuê tăng 5,8%, nhanh hơn nhiều so với mức 1% của quý trước. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, giá thuê tăng 0,7% theo quý và không thay đổi theo năm.
Knight Frank cho biết, sự lạc quan về tình hình thị trường vào đầu năm nay đã bị kìm hãm do nhiều đợt bùng phát trở lại của Covid-19, khiến Hồng Kông và một số thành phố cấp 1 của Trung Quốc phong tỏa và hạn chế đi lại. Trong khi đó, quá trình phục hồi kinh tế trong khu vực gặp nhiều thách thức do cuộc chiến Nga – Ukraine khiến giá năng lượng tăng và áp lực lạm phát lớn. Do vậy, dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực có thể thấp hơn so với dự báo.
Tuy nhiên, thị trường văn phòng châu Á – Thái Bình Dương không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những bất ổn kinh tế vĩ mô như các khu vực khác. Tại các quốc gia lạc quan về việc mở cửa trở lại, các doanh nghiệp tự tin hơn trong các quyết định thuê văn phòng, do lo sợ nguồn cung trở nên khan hiếm khi chi phí vật liệu tăng cao và xây dựng bị đình trệ.
Knight Frank cho biết, vẫn có những tín hiệu trái chiều, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi nhu cầu thuê văn phòng vẫn giảm. Do kinh tế tại các nước này phụ thuộc đáng kể vào dòng vốn FDI, nên môi trường kinh tế vĩ mô đang khó lường hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, sự sụt giảm giá thuê trong đại dịch không quá sâu so với các cuộc khủng hoảng trước đó. Đồng thời, triển vọng nguồn cung có thể chưa gây ra áp lực lên giá thuê và tỷ lệ lấp đầy trong những quý tới ở châu Á – Thái Bình Dương.
Khi mô hình làm việc kết hợp (tại nhà và tại văn phòng) đang diễn ra mạnh mẽ, khách thuê sẽ không cam kết thuê dài hạn các văn phòng như họ từng làm trước đây. Tuy nhiên, điều này có thể phần nào mang lại sự ổn định về nhu cầu cho các thị trường vừa thoát khỏi khó khăn.
-
Thị trường văn phòng tiếp tục chịu ảnh hưởng từ đại dịch, chủ đầu tư “cắt máu” để thu hút khách thuê
Chủ đầu tư các văn phòng đang đưa ra nhiều ưu đãi để thu hút và giữ chân khách thuê khi các doanh nghiệp tiếp tục xu hướng làm việc từ xa và cắt giảm chi phí.
-
Giá thuê văn phòng TP.HCM dự báo tăng mạnh trong năm 2025
Năm 2025, thị trường văn phòng TP.HCM ghi nhận thêm 165.000 m2 nguồn cung mới từ hai dự án ở cả khu vực trung tâm và ngoài trung tâm. Tăng trưởng giá thuê dự báo tăng mạnh 5% trong năm 2025.
-
Thị trường văn phòng Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng offshoring
Việt Nam được đánh giá là thị trường gia công tốt thứ 7 toàn cầu. Theo Statista, doanh thu thị trường offshoring của nước ta dự kiến đạt 0,84 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2024 – 2028 là 8,78%....
-
Thị trường văn phòng Việt đang bắt kịp với văn phòng quốc tế như thế nào?
Tiệm cận với các xu hướng quốc tế là điều phổ biến và tất yếu đối với các dự án bất động sản Việt Nam, đặc biệt là phân khúc văn phòng hạng A.