Tuy nhiên, rủi ro lạm phát vẫn ở mức cao, gây căng thẳng cho ngân sách hộ gia đình và ảnh hưởng đến tăng trưởng, đặc biệt nếu điều kiện thị trường việc làm vẫn còn yếu. Moody's cho biết lạm phát cũng có thể kích hoạt các biện pháp kiểm soát giá lương thực và bắt buộc tăng lương ở các thị trường mới nổi. Điều này có thể làm suy yếu lợi nhuận của doanh nghiệp trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng tại các quốc gia đó.
Theo Moody's, có sáu vấn đề chính sẽ thúc đẩy động lực cho hoạt động tín dụng vào năm 2022, bao gồm:
- Các nền kinh tế được tái định hình do dư chấn của Covid-19 tiếp tục;
- Tình trạng nợ dai dẳng khi các chính phủ và doanh nghiệp vật lộn để quản lý các khoản vay tăng lên;
- Chính sách thay đổi khi hỗ trợ tài khóa và tiền tệ dần dần được giảm bớt ở nhiều quốc gia;
- Các công nghệ mới sẽ thay đổi cách thức sản xuất, cung cấp tài chính, tiêu dùng và làm việc;
- Con đường dẫn đến giảm phát thải và phát thải ròng bằng 0 sẽ tác động mạnh đến các ngành sử dụng nhiều năng lượng và khả năng tiếp cận vốn của họ;
- Sự chú ý dồn vào tình trạng bất bình đẳng và các rủi ro mang tính xã hội.
Không có gì ngạc nhiên khi dư chấn của Covid-19 sẽ tiếp tục tái định hình các nền kinh tế. Báo cáo của Moody’s kỳ vọng sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục vững chắc trong suốt cả năm 2022, dẫn đầu là sự tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn vững chắc ở Mỹ và Trung Quốc.
“Ở nhiều nền kinh tế có tỷ lệ tiêm chủng cao, tình hình sức khỏe cộng đồng được cải thiện sẽ cho phép khôi phục hoạt động kinh doanh nhiều hơn và củng cố sự phục hồi kinh tế ... Hầu hết các nền kinh tế G20 sẽ vượt qua mức GDP thực tế trước đại dịch vào cuối năm 2021. Phần còn lại, bao gồm Ý, Argentina và Nam Phi, sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2022”, báo cáo nhận định.
Trong khi đó, tốc độ phục hồi sẽ chậm hơn ở các quốc gia có thu nhập thấp và đã phải vật lộn để tiếp cận nguồn cung vắc-xin. Cú sốc do Covid-19 gây ra cũng có tác động tiêu cực đặc biệt đến một số quốc gia có nền hóa kinh tế kém đa dạng, chẳng hạn như những quốc gia phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu mỏ, hàng hóa hoặc du lịch.
“Cụ thể, những nước phụ thuộc nhiều vào du lịch sẽ gặp phải những thách thức lớn, vì ngành này có thể sẽ không phục hồi hoàn toàn trong vòng hai năm nữa", báo cáo cho biết.
Nhìn chung, hoạt động kinh tế ổn định, được hỗ trợ bởi các chiến dịch tiêm chủng, sẽ thúc đẩy chất lượng tín dụng của các công ty phát hành trái phiếu. Nhưng rủi ro từ việc sử dụng đòn bẩy sẽ vẫn cao, Giám đốc điều hành của Moody's, Elena Duggar cho biết.
Bà nói: "(Điều này sẽ) tạo ra rủi ro trả nợ, khi tăng trưởng kinh tế, doanh thu của doanh nghiệp và triển vọng doanh thu của chính phủ đều suy yếu, hoặc thanh khoản suy yếu.
“Triển vọng kinh tế ổn định là báo hiệu tốt cho sự hồi sinh doanh thu của các công ty có tài chính vững mạnh hơn. Tuy nhiên, mức độ phục hồi sẽ khác biệt rất lớn theo khu vực, lĩnh vực và quy mô”.
“Sự gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động, giá một số hàng hóa và dịch vụ cao hơn do các đợt đóng cửa vì đại dịch, và việc mở cửa trở lại tùy theo thực tế sẽ tiếp tục diễn ra trong cả năm 2022. Nhưng ảnh hưởng của chúng sẽ giảm bớt vào nửa cuối năm”.
-
10 nguy cơ hàng đầu đối với kinh tế thế giới và an ninh toàn cầu trong năm 2022
Báo cáo Triển vọng rủi ro 2022 của Economist Intelligence Unit (EIU) đã liệt kê 10 rủi ro có thể đe dọa tới kinh tế, xã hội và an ninh trên toàn cầu. Trong đó, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ, bất ổn xã hội lan rộng, căng thẳng Mỹ - Trung và quả bom nợ bất động sản của Trung Quốc là những nguy cơ hàng đầu.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).