EIU cho biết 10 nguy cơ này thuộc các lĩnh vực kinh tế, bất động sản, chính trị, quân sự, xã hội, và môi trường. Dự kiến, kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022 với GDP toàn cầu tăng 4,1%. Tuy nhiên, mức độ phục hồi giữa các quốc gia và khu vực là không đồng đều.
EIU là đơn vị nghiên cứu trực thuộc The Economist Group, công ty mẹ của tạp chí kinh tế nổi tiếng Economist.
1. Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi khiến kinh tế toàn cầu chia rẽ
Xác suất: Cao
Tác động: Rất lớn
Hai siêu cường lớn nhất thế giới, Mỹ và Trung Quốc, đang tranh giành ảnh hưởng và sự thống trị trên toàn cầu, thông qua các hạn chế về thương mại, công nghệ, tài chính và đầu tư, cùng với các lệnh trừng phạt.
Báo cáo của EIU cảnh báo điều này có thể dẫn đến sự chia rẽ giữa các nền kinh tế ủng hộ Trung Quốc và ủng hộ Mỹ. Từ đó, gián tiếp làm gia tăng sự không chắc chắn trong thương mại và đầu tư toàn cầu.
2. Chính sách thắt chặt tiền tệ quá nhanh có thể làm sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ
Xác suất: Rất cao
Tác động: Lớn
EIU cho biết, sự gián đoạn chuỗi cung ứng, giá năng lượng cao hơn và chính sách tiền tệ quá lỏng lẻo đều góp phần khiến lạm phát của Mỹ tăng mạnh vào năm 2021.
Điều này có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, dẫn đến việc tăng lãi suất vào giữa năm 2022. Việc tăng lãi suất quá nhanh có khả năng là khởi đầu cho những điều chỉnh mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán.
3. Bom nợ bất động sản Trung Quốc dẫn đến suy thoái kinh tế nhanh chóng
Xác suất: Cao
Tác động: Rất lớn
Các vấn đề tài chính đối với gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Evergrande “cho thấy nguy cơ ảnh hưởng về mặt tài chính nghiêm trọng” với toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều công ty bất động sản khác cũng Trung Quốc cũng ngập trong nợ nần và lạm thu tương tự Evergrande.
Nếu tâm lý thị trường xấu đi dẫn đến một chuỗi các vụ vỡ nợ trong lĩnh vực bất động sản, thì Trung Quốc sẽ phải vật lộn để kiềm chế một cuộc khủng hoảng ở tầm vĩ mô.
4. Các điều kiện tài chính trong nước và thế giới thắt chặt ảnh hưởng đến đà phục hồi của các nền kinh tế mới nổi
Xác suất: Cao
Tác động: Lớn
Nền kinh tế của các quốc gia mới nổi dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực lạm phát do giá hàng hóa tăng trở lại.
Báo cáo của EIU cho biết: “Rủi ro sẽ đặc biệt tăng cao ở các quốc gia mà tỷ lệ mắc nợ bằng ngoại tệ lớn”, chẳng hạn như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một động thái chống lạm phát, các nước như Brazil, Mexico, Nga, Sri Lanka và Ukraine đều đã tăng lãi suất vào năm 2021.
5. Biến thể Covid-19 cho thấy nguy cơ kháng vắc-xin
Xác suất: Trung bình
Tác động: Rất lớn
Các biến thể Delta và Mu của Covid-19 được coi là minh chứng của việc loại virus này đột biến và thách thức hiệu quả của vắc-xin.
Báo cáo cho biết: “Một trong những rủi ro chính đối với sự phục hồi trên toàn cầu là các biến thể Covid-19 mới, có khả năng kháng các loại vắc-xin hiện tại”.
EIU cảnh báo về một "chu kỳ vĩnh viễn" của việc tiêm vắc-xin nhắc lại và vắc-xin mới, thậm chí không có vắc-xin nào hiệu quả để giải quyết tận gốc vấn đề bất chấp nhân loại đầu tư tiền bạc và nỗ lực vô cùng lớn.
6. Bất ổn xã hội lan rộng đè nặng lên quá trình phục hồi trên toàn cầu
Xác suất: Rất cao
Tác động: Nhỏ
Báo cáo cảnh báo "tình trạng bất ổn có thể tăng đột biến" vào năm 2022 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch đối với thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân.
Các quốc gia phương Tây "đã ổn định trong thời gian dài" và các quốc gia có nền kinh tế “già nua” đều được coi là dễ bị tổn thương, trong đó Trung Đông, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh có nguy cơ cao nhất.
Tình trạng bất ổn nghiêm trọng có thể dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ, khiến các nhà đầu tư hoảng sợ và gây bất ổn cho nền kinh tế.
7. Xung đột bùng nổ giữa Mỹ và Đài Loan kéo theo sự can thiệp của Mỹ
Xác suất: Thấp
Tác động: Rất lớn
Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Đài Loan đã "làm tăng nguy cơ" nổ ra xung đột quân sự ở eo biển Đài Loan.
Báo cáo cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng Trung Quốc sẽ kiềm chế để không khơi mào xung đột trực tiếp với Đài Loan do lo ngại về sự can dự của Mỹ”, đồng thời nói thêm rằng người đứng đầu Đài Loan đã bác bỏ tuyên bố độc lập như một mục tiêu chính trị rõ ràng.
Một cuộc xung đột như trên có thể quét sạch thành tựu củac nền kinh tế Đài Loan và "kéo theo" cả các quốc gia như Mỹ, Úc và Nhật Bản.
8. Mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc xấu đi đáng kể
Xác suất: Trung bình
Tác động: Trung bình
Mối quan hệ EU-Trung Quốc đi xuống kể từ khi EU áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc do vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Báo cáo của EIU nêu rõ, các biện pháp trừng phạt đang diễn ra sẽ gây tổn hại ngày càng lớn cho các công ty của EU và Trung Quốc, kéo theo những tác động đối với nền kinh tế vĩ mô trên toàn cầu.
9. Hạn hán nghiêm trọng dẫn đến nạn đói
Xác suất: Thấp
Tác động: Trung bình
Hạn hán dự kiến sẽ trở nên thường xuyên hơn trên toàn thế giới. Năm nay, các đợt nắng nóng gay gắt đã diễn ra ở Canada và Mỹ, trong khi cháy rừng đã tấn công Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha. Nhiều vụ mất mùa sẽ tăng giá hàng hóa toàn cầu, kéo theo lạm phát tăng cao.
Báo cáo cho biết: “Tình trạng thiếu nước ở Nam Âu, Địa Trung Hải, Tây Nam Hoa Kỳ và Nam Phi - những vùng giáp ranh của thế giới - sẽ gây ra những hậu quả ngắn hạn và dài hạn cho nền kinh tế toàn cầu”.
10. Chiến tranh mạng giữa các quốc gia có thể làm tê liệt cơ sở hạ tầng nhà nước ở các nền kinh tế lớn
Xác suất: Trung bình
Tác động: Nhỏ
Báo cáo cảnh báo rằng sẽ có sự gia tăng trong các cuộc tấn công mạng vào các cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như đường dây cung cấp thực phẩm và năng lượng, hoặc đánh sập mạng lưới điện quốc gia, gây mất ổn định nền kinh tế vĩ mô giữa các nước và trên toàn cầu.
Các cuộc tấn công mạng "ăn miếng trả miếng" sẽ trở nên phổ biến, với sự cạnh tranh địa chính trị tiếp tục "nóng lên" trong những năm tới.
-
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết đại dịch Covid-19 dai dẳng và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đang đè nặng lên tất cả các nền kinh tế.
-
Những trở ngại mà kinh tế thế giới phải đối mặt trong quý cuối cùng của năm 2021
Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào quý cuối cùng của năm 2021 với vô số những thách thức có thể làm chậm đà phục hồi sau suy thoái do đại dịch.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).