Ngày 6/6, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ký kết hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV. Đây được xem là bước tiến đáng kể trong tiến trình hiện thực hóa đại dự án này.
Hợp đồng EPC (thiết kế - cung cấp - xây lắp) được trao cho liên danh Doosan Enerbility Co., Ltd. (Hàn Quốc) và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2). Nhà máy sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp thế hệ mới nhất, hiệu suất cao, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường, công suất thiết kế đạt khoảng 1.155MW.
Theo kế hoạch, nhà máy Ô Môn IV sẽ hoàn thành và phát điện thương mại vào tháng 12/2028.
Phối cảnh Trung tâm điện lực Ô Môn
Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV nằm trong tổng thể chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn, bao gồm các dự án thành phần: khai thác khí ngoài khơi tại Lô B, tuyến đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn và cụm nhà máy nhiệt điện tại Cần Thơ với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.
Được biết, dự án Lô B nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam. Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực quận Ô Môn (Cần Thơ). Các nguồn khí này được cung cấp cho các nhà máy điện Ô Môn I, Ô Môn II, Ô Môn III và Ô Môn IV.
Sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3 khí/năm, cung cấp cho tổ hợp 4 nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất lắp đặt dự kiến lên đến 3.800 MW.
Tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định để Petrovietnam chính thức là chủ đầu tư tiếp tục triển khai hai dự án. Theo đó, tập đoàn này sẽ tham gia đầu tư vào toàn chuỗi dự án từ thượng nguồn tới hạ nguồn.
Petrovietnam cho biết, khâu đầu tư xây dựng các nhà máy điện khí, đặc biệt là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV được xác định là dự án thành phần nằm trên “đường găng” về tiến độ và mang tính quyết định đến tính khả thi cũng như hiệu quả kinh tế của toàn bộ chuỗi dự án.
Với việc hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, tổng công suất nguồn điện mà Petrovietnam đang quản lý, vận hành sẽ nâng lên hơn 9.300MW, chiếm khoảng 10% tổng công suất hệ thống điện quốc gia.
Khi đi vào vận hành, nhà máy sẽ bổ sung nguồn điện sạch, ổn định cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa trong thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực.
-
Được đầu tư 12 tỷ USD, siêu dự án điện khí Lô B - Ô Môn đang triển khai đến đâu?
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dự án điện khí Lô B - Ô Môn vốn đầu tư gần 12 tỷ USD đang đẩy nhanh tiến độ và năm 2026 sẽ đón dòng khí đầu tiên cùng 3 nhà máy nhiệt điện vận hành những năm sau đó.
-
Sắp triển khai dự án đường ống khí Lô B - Ô Môn dài 431 km, vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD
Với tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD, PV GAS và đối tác sẽ xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí trên biển và trên bờ dài khoảng 431 km để đưa khí từ Lô B về Trung tâm điện lực Ô Môn (TP Cần Thơ).
-
Thủ tướng gặp các đối tác Nhật, gỡ vướng dự án khí Lô B - Ô Môn và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật Bản phối hợp cùng các cơ quan, bộ, ngành Việt Nam để tiếp tục gỡ vướng cho 2 dự án tỷ USD là chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn và Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
-
Các gói thầu “khủng” của dự án điện khí Lô B - Ô Môn 12 tỷ USD sẽ về tay doanh nghiệp này
Sau 2 gói thầu lớn với giá trị khoảng 1,5 tỷ USD, VNDirect cho rằng PVS có thể trúng thầu thêm các gói thầu EPCI về dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, dự kiến sẽ được công bố trong thời gian tới.
-
Doanh nghiệp 100 năm tuổi của Mỹ trong liên danh trúng gói thầu 1,1 tỷ USD dự án Lô B - Ô Môn
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng các đối tác vừa ký kết các hợp đồng liên quan và triển khai chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn. Trong đó, liên danh PVS và tập đoàn 100 năm tuổi của Mỹ trúng gói thầu EPCI#1 với giá trị khoảng 1,1 tỷ USD.








-
Việt Nam sắp có thêm hàng loạt nhà máy điện sinh khối công nghệ Nhật Bản?
Tập đoàn Erex (Nhật Bản) mong muốn được triển khai dự án phát triển vùng nguyên liệu, đầu tư nhà máy điện sinh khối và chuyển đổi các nhà máy điện than sang nhà máy điện sinh khối tại Việt Nam....
-
Chính thức phê duyệt khung giá điện gió ngoài khơi năm 2025
Mức giá tối đa đối với điện gió ngoài khơi tại Bắc Bộ là 3.975,1 đồng/kWh, Nam Trung Bộ là 3.078,9 đồng/kWh, còn khu vực Nam Bộ là 3.868,5 đồng/kWh.
-
Phó Thủ tướng lưu ý một số việc quan trọng về dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Ninh Thuận hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo đúng thẩm quyền và quy định, làm cơ sở để triển khai dự án di dân, tái định cư cho dự án nhà máy điện hạt nhân....