Ngày 12/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ có cuộc tiếp xúc với cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại quận Ô Môn, TP Cần Thơ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đến cử tri về dự án điện khí Lô B - Ô Môn. Ảnh VGP
Tại buổi tiếp xúc, cử tri quận Ô Môn nêu nhiều ý kiến, kiến nghị về những vấn đề tác động tới đời sống, sản xuất của người dân trên địa bàn quận Ô Môn nói riêng, TP Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
Theo đó, nhiều cử tri thắc mắc về việc dự án điện khí Lô B - Ô Môn được triển khai thực hiện năm 2010 và đã kiểm kê bồi thường, nhưng sau đó ngưng. Đến năm 2012, dự án được triển khai tiếp rồi sau đó lại ngưng đến nay.
Cử tri đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành sớm triển khai thực hiện dự án. Bởi vì nếu tình trạng này kéo dài thì những hộ dân có đất ảnh hưởng bởi dự án sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh.
Liên quan đến vấn đề này, Thủ tướng cho biết, dự án này có từ năm 2010, năm 2012 mới khởi động rồi tạm ngưng đến nay với nhiều lý do khách quan, chủ quan.
Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án. Hiện tại, cơ bản đã giải quyết xong, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Cần Thơ đã phối hợp với chủ đầu tư trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai dự án theo quy định.
“Tổng mức đầu tư chuỗi dự án khai thác mỏ khí Lô B - Ô Môn và Trung tâm nhiệt điện Ô Môn là 12 tỷ USD. Đến nay, cơ bản các thủ tục đã hoàn tất và bắt đầu đi vào khai thác; thượng nguồn là khai thác khí, trung nguồn là vận chuyển, hạ nguồn là sản xuất khí ra điện. Tất cả đều đã được ký hợp đồng và được giải quyết”, Thủ tướng thông tin.
Cũng theo Thủ tướng, trong năm 2026 sẽ đón luồng khí đầu tiên từ Lô B và 3 nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, III, IV sẽ sản xuất vào các năm 2026-2028.
Dự án điện khí Lô B - Ô Môn vốn đầu tư gần 12 tỷ USD. Ảnh minh họa
Thông tin thêm về dự án đường ống dẫn khí lô B, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, ngày 11/4/2024, chủ đầu tư dự án đã trình Bộ Tài nguyên và Môi trường về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thẩm tra, làm cơ sở trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
Hiện tại, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Cần Thơ đang phối hợp với chủ đầu tư trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để triển khai dự án theo quy định.
Dự án Lô B nằm ở khu vực ngoài khơi phía Tây Nam Việt Nam, thuộc khu vực vùng trũng Bể Malay - Thổ Chu vùng thềm lục địa Việt Nam. Toàn bộ nguồn khí Lô B khai thác sẽ được vận chuyển bằng đường ống về khu vực quận Ô Môn (Cần Thơ). Sản lượng khai thác khí dự kiến khoảng 5,06 tỷ m3 khí/năm, cung cấp cho tổ hợp 4 nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất lắp đặt dự kiến lên đến 3.800 MW. Sau hơn 20 năm với nhiều lần đàm phán, chuẩn bị đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tháng 6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định để Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chính thức là chủ đầu tư tiếp tục triển khai hai dự án. |
-
Siêu dự án khí điện Lô B - Ô Môn gần 12 tỷ USD có bước tiến mới
PVN cùng các đối tác đến từ Nhật Bản, Thái Lan đã ký kết 4 thỏa thuận thương mại quan trọng cho chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn, vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.
-
Siêu dự án khí điện Lô B - Ô Môn quy mô 12 tỷ USD có chuyển biến mới sau 20 năm
Chuỗi dự án khí điện Lô B là chuỗi dự án khí điện nội địa bao gồm dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn I, II, III, IV ở hạ nguồn, với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD.
-
Thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Ban Chấp hành Trung ương cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam.
-
Siêu dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị
Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng có công suất 1.500 MW, do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng (tương đương 2,3 tỷ USD)....
-
Dự án nhà máy điện rác 2.300 tỷ tại huyện Vĩnh Cửu nhận chỉ đạo mới từ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai có tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, được chia làm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 dự án có công suất xử lý 800 tấn/ngày, phát điện 20MW. Giai đoạn 2 nâng công suất ...