Báo cáo mới nhất của công ty Colliers cho thấy bất chấp sự biến động của căng thẳng địa chính trị, suy thoái kinh tế và chính sách tiền tệ trong năm qua không cản trở kỳ vọng của nhà đầu tư vào đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường APAC trong năm 2023.
Gia tăng đầu tư bất chấp thách thức
APAC là khu vực có triển vọng tăng trưởng kinh tế lạc quan nhất trong năm 2023. Hơn một nửa nhà đầu tư tại đây (53%) cho rằng kinh tế sẽ có tác động tích cực đến ngành bất động sản, so với 41% ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) và 38% ở châu Mỹ. Tương tự, 43% người được hỏi cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ tốt hơn, trong khi chỉ có 38% đến từ EMEA và 28% đến từ châu Mỹ đồng tình với điều này.
Piyush Gupta, Giám đốc điều hành Thị trường vốn và Dịch vụ đầu tư của Colliers Ấn Độ, cho biết thêm: “Các nền kinh tế mới nổi ở APAC có khả năng phục hồi tốt hơn so với các thị trường khác trong năm tới. Ấn Độ hiện được đánh giá cao hơn về đầu tư bất động sản nhờ số lượng nhà đầu tư tăng; hoạt động mạnh mẽ của thị trường vốn (bao gồm REIT) và cổ phiếu niêm yết, với dòng vốn mạnh mẽ chảy vào các dự án văn phòng và nhà ở. Ấn Độ có thể sẽ chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Khi các quỹ toàn cầu hợp tác với các nhà phát triển Ấn Độ, sẽ có rất nhiều dòng vốn chảy vào thị trường này trong 5 năm tới. Năm 2022, con số có thể đạt 4,5 tỷ USD, cao hơn so với năm 2021”.
Thách thức từ chi phí gia tăng
Lạm phát và lãi suất cao đang làm tăng chi phí vận hành và xây dựng, vốn đã trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề về chuỗi cung ứng và tăng giá năng lượng. Các nhà đầu tư APAC cho rằng lãi suất (88%), chi phí xây dựng tăng (87% số người được hỏi) và chi phí vận hành cao hơn (77%) là những thách thức hàng đầu trong năm tới, sẽ có tác động tiêu cực nhất đến khả năng đầu tư vào các dự án chiến lược. Trên toàn cầu, lãi suất cũng là mối quan tâm hàng đầu (88%), tiếp theo là lạm phát (74%) và gián đoạn chuỗi cung ứng (68%).
Bất động sản cốt lõi chiếm ưu thế
Biến động thị trường đã khiến các nhà đầu tư tập trung vào những nguyên tắc cơ bản và chiến lược phòng thủ. Ba lĩnh vực ưu tiên nhất trong năm 2023 sẽ là văn phòng (68%), công nghiệp & hậu cần (65%) và nhà ở đa gia đình/nhà xây để cho thuê (42%). Đây cũng là ba lựa chọn hàng đầu đối với các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Trong khi bất động sản cốt lõi ở các thành phố lớn là sở thích của các nhà đầu tư APAC (74%), thì những lĩnh vực có mối liên hệ chặt chẽ với thực tế kinh tế và nhân khẩu học đang thay đổi, như nhà chung cư và nhà cao cấp, lại đang hoạt động tốt tại các thành phố nhỏ hơn nhưng có tốc độ tăng trưởng tốt.
Mối quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ cũng đang tăng lên. 52% nhà đầu tư APAC có ý định rót vốn vào các trung tâm thương mại ở vùng ngoại ô và 48% vào các khu vực trung tâm.
Cơ hội thúc đẩy tính thanh khoản và bền vững
Các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) tiếp tục là yếu tố chính trong quá trình ra quyết định của nhà đầu tư trên khắp APAC. Điều này được thúc đẩy bởi nhu cầu về chất lượng tại các thị trường văn phòng lớn, mong muốn thay đổi của khách thuê, và cân bằng chi phí vận hành trong dài hạn.
Có đến hai phần ba (66%) nhà đầu tư đang có kế hoạch hoặc đang tích hợp tiêu chuẩn ESG vào vận hành bất động sản, bao gồm chiến lược cải thiện vốn, thanh lý hoặc mua lại. Khoảng 40% nhà đầu tư APAC cũng đang tìm cách bán 50% danh mục trong 5 năm tới nếu như các bất động sản trong đó không còn phù hộ với chiến lược đầu tư ESG mà họ đang hướng tới.
-
Bất động sản châu Á vượt bão lạm phát cao và lãi suất tăng
Hầu hết các thị trường bất động sản lớn trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vẫn duy trì hoạt động tốt, mặc dù đã mất đi một số động lực tăng trưởng do các điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn gồm lạm phát cao và lãi suất tăng.
-
Nửa cuối năm 2024 là cơ hội để thu mua bất động sản
Theo khảo sát của CBRE, đầu tư bất động sản thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC) có thể phục hồi vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, tạo cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.
-
Nhà đầu tư châu Á tăng cường vốn vào bất động sản trong trung hạn
Bất động sản, một danh mục phụ lớn thuộc tài sản tư nhân, đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư châu Á, với 64% kỳ vọng sẽ tăng lượng nắm giữ trong trung hạn.
-
Sóng đầu tư Trung Quốc thoái trào, để lại 500 “tòa nhà ma” ở Campuchia
Các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc rút đi đã khiến Sihanoukville, điểm nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng của Campuchia, phải đối mặt với hàng trăm dự án còn dang dở.