Moody's Investors Service đã rút xếp hạng tín nhiệm đối với nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất Trung Quốc là China Evergrande Group do không có đủ thông tin về doanh nghiệp này, theo một thông báo được cơ quan xếp hạng của Mỹ đưa ra ngày 11/10.
Động thái mới này là dấu hiệu cho thấy sự không chắc chắn ngày càng lớn đối với các nhà phát triển bất động sản hàng đầu ở Trung Quốc. Ngoài “bom nợ” China Evergrande, một số ông lớn cùng ngành khác như Sunac China Holdings và Kaisa Group cũng đã bị kéo xếp hạng.
Moody's cho biết họ cũng rút lại xếp hạng đối với các công ty con chính của Evergrande. Bậc xếp hạng tín nhiệm của các nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc đã ở mức “đầu cơ” do khó khăn về tài chính.
Một số công ty bất động sản, bao gồm China Evergrande, vẫn chưa công bố thu nhập năm tài chính 2021. Evergrande đang lên kế hoạch tái cơ cấu các khoản nợ bằng đồng ngoại tệ của mình. Việc tái cơ cấu lớn của Evergrande sẽ đi kèm với một số khó khăn, ít nhất là đối với những trái chủ trên toàn cầu.
Vào tháng 6, một cơ quan xếp hạng tín nhiệm hàng đầu khác là Fitch Ratings cũng đã rút lại xếp hạng Evergrande, với lý do nhà phát triển bất động sản này từ chối tham gia vào quá trình xếp hạng tín nhiệm.
Trước đó, tháng 12/2021, Fitch Ratings tuyên bố rằng công ty phát triển bất động sản “chúa chổm” của Trung Quốc đã rơi vào tình trạng "vỡ nợ có giới hạn", khi Evergrande không thể thanh toán khoản lãi trái phiếu đô la quá hạn vào đầu tuần này. Các khoản thanh toán đã đến hạn một tháng trước đó và thời gian gia hạn cũng đã hết hiệu lực. Điều này khiến “bom nợ” Evergrande chính thức vỡ nợ.
Việc Evergrande không trả được khoản lãi đã làm dấy lên những lo ngại về tương lai của tập đoàn này, thời điểm đó vốn đang quay cuồng với khoản nợ lên tới hơn 300 tỷ USD. Evergrande có quy mô khổng lồ với 200.000 nhân viên, đạt doanh thu hơn 110 tỷ USD vào năm 2020 và sở hữu hơn 1.300 dự án nhà ở tại hơn 280 thành phố.
Các nhà phân tích từ lâu đã lo ngại rằng sự sụp đổ của Evergrande có thể gây ra rủi ro lớn cho thị trường bất động sản Trung Quốc, làm tổn thương người mua nhà và hệ thống tài chính vĩ mô. Điều này là do bất động sản và các ngành liên quan chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng mà tập đoàn bất động sản China Evergrande đang đối mặt có thể gây ra rắc rối đến sự phát triển của các công ty bất động sản Trung Quốc khác. Thậm chí, vụ vỡ nợ của tập đoàn này còn ảnh hưởng tới nhiều thị trường bất động sản khác ngoài Trung Quốc.
Thị trường bất động sản Trung Quốc đang ở trong giai đoạn khó khăn, khiến các nhà phát triển bất động sản trong nước phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau, từ những rắc rối liên quan tới các khoản vay trái phiếu hay chậm trễ trong việc bàn giao tài sản cho khách hàng.
-
Tỷ lệ lạm phát trên toàn cầu gia tăng khiến các nhà đầu tư ưu tiên sự an toàn trong suốt năm qua. Điều này đã giúp các công ty bất động sản được hưởng lợi.
-
Evergrande đón tin vui: Các trái chủ đồng ý hoãn thời hạn thanh toán lãi vay trái phiếu thêm 6 tháng
Các chủ nợ của “bom nợ” lớn nhất Trung Quốc, China Evergrande Group đã đồng ý hoãn thời hạn trả lãi cho các khoản vay trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ trong 6 tháng, qua đó giúp nhà phát triển bất động sản này có thêm thời gian để vượt qua cuộc khủng hoảng thanh khoản.
-
Tòa án Hồng Kông ra lệnh giải thể tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới China Evergrande
Một tòa án ở Hồng Kông ngày thứ Hai 29/1 đã ra lệnh thanh lý tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group, một động thái có thể gây ra những làn sóng tác động đến thị trường tài chính đang xuống dốc của Trung Quốc khi các nhà hoạch định chín...
-
Từ Country Garden tới China Evergrande, cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc đang diễn ra như thế nào?
Việc hàng loạt công ty bất động sản, bao gồm cả những ông lớn như China Evergrande hay Country Garden, rơi vào cảnh nợ nần đang khiến ngành bất động sản Trung Quốc, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn của nền kinh tế nước này, đối mặt nhiều khó khăn....
-
Các công ty bất động sản tư nhân của Trung Quốc đứng trên núi nợ 390 tỷ USD
Theo một ước tính từ Gavekal Research, các hóa đơn chưa thanh toán từ các nhà phát triển tư nhân Trung Quốc có tổng trị giá 390 tỷ USD, một mối đe dọa lớn đang rình rập nền kinh tế.