Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 2515/BCT-XNK về việc tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.
Văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nêu rõ, hiện nay tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh và khó lường trong bối cảnh Mỹ áp dụng chính sách thuế quan đối với nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.
Tăng cường quản lý nguyên liệu đầu vào, ngăn chặn gian lận xuất xứ
Để chủ động thích ứng với tình hình mới, vì lợi ích hài hoà của Việt Nam với các đối tác mà không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lưu ý một số nội dung.
Đối với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, Bộ Công Thương yêu cầu phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời thông tin về cơ chế chính sách, động thái thị trường thương mại quốc tế nhằm khuyến cáo, hướng dẫn các doanh nghiệp hội viên chủ động phương án trong sản xuất và xuất khẩu.
Hiệp hội ngành hàng là đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp hội viên mở rộng, đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, hạn chế phụ thuộc vào một thị trường nguyên liệu nhập khẩu.
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên lưu ý bảo đảm nguồn gốc nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, tránh gian lận xuất xứ hàng hoá.
Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, cần chủ động xây dựng kế hoạch thích ứng với tình hình thương mại quốc tế mới thông qua tìm kiếm khách hàng, đối tác từ các thị trường nhập khẩu còn nhiều dư địa, tiềm năng để khai thác và phát triển.
Bộ Công Thương cũng lưu ý cân nhắc nguồn cung nguyên liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, bảo đảm yêu cầu của nhà nhập khẩu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xuất xứ hàng hoá xuất khẩu.
Sau quý đầu tiên của năm 2025, xuất nhập khẩu hàng hoá vẫn là điểm sáng trên bức tranh kinh tế cả nước.
Theo Cục Thống kê, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá 3 tháng đầu năm 2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 99,68 tỷ USD, tăng 17%.
Trong bối cảnh hiện tại, doanh nghiệp được khuyến nghị đẩy nhanh việc đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường.
-
Quý 1/2025, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo số liệu của Cục Thống kê, trong quý 1/2025, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 31,4 tỷ USD.
-
Việt Nam xuất khẩu 120 tỷ USD vào Mỹ năm 2024: Hàng Việt nào đang “được lòng” người tiêu dùng nhất?
Năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường này gồm giày dép, đồ gỗ nội thất, máy móc và thiết bị quang học.
-
Xuất nhập khẩu tháng 2/2025 tăng trở lại, nhiều mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 2/2025 đạt 63,77 tỷ USD, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.








-
Người Mỹ chuộng mặt hàng gỗ nào của Việt Nam đến mức chi tới 7-9 tỷ USD mỗi năm?
Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 7-9 tỷ USD, Mỹ hiện là thị trường tiêu thụ lớn nhất của sản phẩm gỗ Việt Nam. Vậy, những mặt hàng gỗ nào của Việt Nam đang được người Mỹ ưa chuộng đến vậy?...
-
Các nhà sản xuất đồ gỗ Việt họp, tìm giải pháp trước áp lực thuế quan từ Mỹ
Ngày 4/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã tổ chức họp giao ban khối Lâm nghiệp nhằm thảo luận các tác động từ việc Mỹ áp thuế đối với gỗ Việt Nam cũng như các giải pháp nhằm ứng phó trong bối cảnh thị trường xuất khẩu chủ lực bị siết chặt....
-
Việt Nam xuất khẩu 120 tỷ USD vào Mỹ năm 2024: Hàng Việt nào đang “được lòng” người tiêu dùng nhất?
Năm 2024, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hàng hóa đạt 119,6 tỷ USD, tăng hơn 23% so với cùng kỳ. Các mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường này gồm giày dép, đồ gỗ nội thất, máy móc và thiết bị quang học....