Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất hầu hết hàng hóa chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất, sử dụng nhiều lao động nhất như máy vi tính, điện thoại, máy móc, dệt may, giày dép…
Riêng trong 2 tháng đầu năm nay có 6 nhóm hàng xuất khẩu sang Mỹ đạt 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,33 tỷ USD, tăng 33,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 3,3 tỷ USD, tăng 22,6%; dệt may đạt đạt 2,46 tỷ USD, tăng 12,5%; điện thoại và linh kiện đạt 1,95 tỷ USD, giảm 15,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 9,2%; giày dép đạt đạt 1,29 tỷ USD, tăng 16,1%
Ngoài ra, nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD như: sản phẩm từ chất dẻo; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận; phương tiện vận tải và phụ tùng; thủy sản; túi xách, ví, vali, mũ…
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 38,1 tỉ USD.
Trong quý I/2025, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ đạt 27,3 tỷ USD tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 9,9 tỷ USD, tăng 15,7%; xuất siêu sang Nhật Bản 0,6 tỷ USD, gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm 2024;
Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc 24,9 tỷ USD, tăng 43,3%; nhập siêu từ Hàn Quốc 7,1 tỷ USD, tăng 14,4%; nhập siêu từ ASEAN 3,8 tỷ USD, tăng 83,2%.
Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam qua các thị trường trong quý 1/2025. Nguồn số liệu: Cục Thống kê
Chia sẻ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc Mỹ công bố chính sách thuế quan đối ứng, căng thẳng thương mại leo thang, có thể gây đứt gãy chuỗi thương mại, cung ứng toàn cầu; các nước đã có phản ứng khác nhau, thị trường chứng khoán các nước sụt giảm; tác động mạnh đến tăng trưởng và ổn định kinh tế toàn cầu.
Thủ tướng nêu rõ, ngay từ đầu năm chúng ta thực hiện nhiều giải pháp liên quan quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ, như tiếp tục nghiên cứu giảm thuế nhập khẩu, mua hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp các nước tại Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp Mỹ; giải quyết các yêu cầu chính đáng của phía Mỹ trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.
Thủ tướng nhấn mạnh, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
-
Bức tranh kinh tế Việt Nam quý 1/2025 qua những con số
Bức tranh kinh tế Việt Nam quý đầu tiên năm 2025 có nhiều khởi sắc với GDP đạt mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, thu hút vốn FDI lớn, lượng khách quốc tế trong một quý cao nhất từ trước đến nay,... theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê.
-
Thủ tướng: Đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất 45 ngày
Tối 7/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để cập nhật tình hình với các diễn biến mới, tiếp tục thảo luận về các giải pháp sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
-
Quý 1/2025, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng cao, xuất siêu 3,16 tỷ USD
Theo số liệu mới công bố của Cục Thống kê, trong quý I/2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.







