Cường tiết lộ với vợ chồng anh Lân, chủ nhà số 40/5 Điện Biên Phủ, P25Q.Bình Thạnh đang cần bán gấp để đi nước ngoài định cư, nên có giá khá mềm. Anh Lân khấp khởi theo Cường đi gặp chủ tài sản là bà Nguyễn Phượng Dung (SN 1966).
Sau khi trao đổi, anh Lân được bà Dung dẫn đi xem nhà. Trước khi đi, bà này bảo hiện nhà đang cho công ty thuê kinh doanh, nên không muốn họ biết bà có ý định bán nhà. Tôn trọng ý kiến trên, khi đến xem nhà, anh Lân đóng vai em gia chủ. Xem nhà ưng ý lại được bà Dung cho xem toàn bộ giấy tờ nhà đất đầy đủ nên anh Lân hoàn toàn tin tưởng và đồng ý mua với giá 600 triệu đồng.
Ngày 5-11-2014, anh Lân và bà Dung đến Phòng công chứng số 1 trên đường Pasteur, quận 1 để ký hợp đồng đặt cọc. Tại đây sau khi giữ toàn bộ giấy tờ nhà, anh Lân giao cho bà Dung trước 500 triệu đồng, số tiền còn lại khi hoàn tất hợp đồng sẽ giao hết.
Hôm sau, bà Dung điện thoại cho anh Lân nói đang cần tiền gấp để lo việc gia đình, đề nghị anh Lân thanh toán thêm 100 triệu đồng. Nghĩ toàn bộ giấy tờ đã nắm trong tay, chỉ đợi hoàn tất hợp đồng mua bán là nhận nhà, nên anh Lân chẳng hề đắn đo. Anh hẹn bà Dung đến phòng công chứng cũ làm hợp đồng vay nợ 100 triệu đồng, hẹn một tháng sau ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất sẽ hủy giấy vay nợ này.
Hai căn nhà trùng số 40/5
Đến hẹn chẳng thấy bà Dung hồi âm, anh Lân như ngồi trên đống lửa, nhiều lần liên lạc nhưng điện thoại bà Dung và Cường đều tắt máy. Tức tốc xuống căn nhà 40/5 Điện Biên Phủ, anh Lân như chết đứng khi hay chủ căn nhà này cũng là bà Nguyễn Phượng Dung, không phải là người giao dịch với anh.
Tìm hiều kỹ, anh Lân mới biết con hẻm này có tới hai căn nhà đều mang số 40/5. Ngôi nhà anh Lân đến xem để mua nằm gần đầu hẻm, còn căn kia ở cuối hẻm. Lật đật đến các cơ quan chức năng tìm hiểu, anh Lân tá hỏa khi toàn bộ giấy tờ nhà đất cũng như CMND, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận độc thân đều là giả.
“Điều khiến chúng tôi mất niềm tin chính là sự quản lý của cơ quan chức năng trong việc cấp số nhà. Rõ ràng đây là một băng lừa đảo có tổ chức, lợi dụng việc một con hẻm có hai nhà trùng số, bọn chúng đã điều nghiên và phân công rõ vai trò nhiệm vụ cho từng đối tượng để giăng bẫy người có nhu cầu. Khi ký kết hợp đồng đặt cọc cũng như hợp đồng vay nợ, công chứng viên yêu cầu bà Dung xuất trình bản chính giấy tờ nhà đất cũng như giấy tờ tùy thân và xem xét rất kỹ, nên tôi hoàn toàn yên tâm. Điều đáng ngờ là không hiểu từ đâu bọn chúng lại sao y được bản chính giấy tờ nhà đất, cũng như giấy tờ tùy thân của bà Dung. Chúng tôi rất mong cơ quan công an nhanh chóng vào cuộc làm rõ vụ việc và cảnh báo, để người dân cảnh giác không bị mắc lừa như gia đình tôi” - anh Lân bày tỏ sự bức xúc.
-
Giám đốc phân lô bán hàng nghìn nền đất “ma" ở Phú Quốc
Công an Phú Quốc đã bắt giữ nhóm người phân lô, bán nền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-
Bỏ 17 tỉ đồng mua nhà, nhưng khi nhận bàn giao chỉ biết “chết lặng”
Cách đây 2 năm, một người phụ nữ tên Zhang tại Trung Quốc đã chi 5 triệu nhân dân tệ (hơn 17 tỉ đồng) để mua một căn nhà ở Định Kiều, Hàng Châu. Tuy nhiên, cô đã “chết lặng” khi căn nhà quá khác xa quảng cáo....
-
Bất động sản và những cú lừa ngoạn mục
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư. Nhưng mặt trái của thị trường này là sự phức tạp, tính rủi ro cao và là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhiều người chạy theo cơn sốt của thị trường BĐS, nhưng do...