Nhu cầu ở các thành phố cấp một như Bắc Kinh và Thượng Hải sẽ phục hồi sau khi giảm nhẹ trong kỳ đại dịch bùng phát. Trong khi đó, sự quan tâm đến các thành phố cấp thấp hơn có thể tiếp tục suy yếu.
Không gian văn phòng cao cấp đã chứng minh được khả năng phục hồi phần lớn trước tác động của dịch Covid-19 khi các nhà đầu tư có xu hướng ưa chuộng các tài sản cao cấp trong thời kỳ kinh tế bất ổn.
Tại thủ đô của Trung Quốc, tỷ lệ trống của các văn phòng cao cấp, hay Hạng A, tăng 1 điểm phần trăm lên 16% vào năm 2022, trong khi giá thuê hàng tháng giảm 1,7 điểm phần trăm, xuống còn trung bình 331,1 nhân dân tệ/m2, theo dữ liệu từ công ty bất động sản toàn cầu Colliers.
Tỷ lệ trống của thị trường văn phòng hạng B tại Bắc Kinh đã tăng 3,7 điểm phần trăm so với một năm trước lên 15,6% vào năm 2022. Giá thuê trung bình giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Charles Yan, giám đốc điều hành khu vực Bắc Trung Quốc tại Colliers, cho biết: “Cần có thời gian để khôi phục niềm tin của thị trường và để các công ty điều chỉnh chiến lược đối với danh mục văn phòng cho thuê của họ”. Ông cũng kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ được phục hồi bắt đầu từ quý II/2023.
Mặc dù tin rằng nhu cầu sẽ tăng trở lại vào năm 2023, nhưng ông dự đoán tỷ lệ nhà trống ở Bắc Kinh chắc chắn sẽ tăng lên 20% khi một lượng lớn nguồn cung mới xuất hiện. Hơn 640.000 m2 diện tích nhà ở mới sẽ được bổ sung vào thị trường trong năm tới khi các dự án bị trì hoãn trong thời kỳ đại dịch được hoàn thiện.
Winter Yan, phó giám đốc thị trường vốn và dịch vụ đầu tư cho khu vực Bắc Trung Quốc tại Colliers, cho biết đầu tư nước ngoài vào bất động sản của Trung Quốc đã giảm kể từ khi đại dịch bùng phát.
Chỉ có 2 trong số 9 giao dịch bất động sản tại Bắc Kinh tính tới thời điểm hiện tại của quý IV/2022 được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, vào tháng 10, CapitaLand từ Singapore đã mua lại Borui Plaza ở trung tâm thành phố Bắc Kinh với giá 2 tỷ nhân dân tệ. Tới tháng 12, AIA Life đã mua 90% cổ phần của Shanghai Shisen Real Estate với giá 5 tỷ nhân dân tệ.
“Chúng tôi hy vọng rằng với việc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại thị trường bất động sản Bắc Kinh,” Yan nói.
Gordon Liu, giám đốc điều hành thị trường vốn Trung Quốc tại Cushman & Wakefield, cho biết các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút nhiều hơn bởi những dự án bất động sản ở các thành phố cấp một.
Theo báo cáo của Cushman & Wakefield, nhu cầu của các nhà đầu tư đối với tài sản văn phòng ở Bắc Kinh và Thượng Hải rất lớn. Sự bất ổn về kinh tế và việc thắt chặt các quy tắc quản lý tài chính trên thị trường bất động sản trong những năm gần đây đã khiến các nhà đầu tư e ngại rủi ro và có khả năng chọn các thị trường ổn định hơn làm điểm đến đầu tư.
Cuộc khảo sát cho thấy hơn 80% nhà đầu tư sẽ cân nhắc đầu tư vào các văn phòng hạng A ở Bắc Kinh, trong khi hơn 50% tỏ ra quan tâm đến các tài sản văn phòng ở Thượng Hải. Chỉ 8% số người được hỏi bày tỏ sự quan tâm đến văn phòng tại các thành phố cấp hai.
Ông Liu hy vọng thị trường bất động sản của Trung Quốc sẽ được “thúc đẩy” vì ba lý do: Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương đã xác định đây là ngành “trụ cột” có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế, chính phủ có kế hoạch mở rộng chương trình thí điểm ủy thác đầu tư bất động sản và Trung Quốc đang nới lỏng chính sách Zero-Covid.
Theo báo cáo, nhu cầu của các nhà đầu tư đối với bất động sản bán lẻ và khách sạn dự kiến tăng vào năm 2023. Một trường hợp điển hình là Swire Properties, công ty sở hữu 6 trung tâm thương mại ở Trung Quốc, bao gồm Taikoo Li ở Bắc Kinh và Taikoo Li Qiantan ở Thượng Hải.
Han Zhi, giám đốc bán lẻ của Swire Properties, cho biết công ty đã phân bổ 50 tỷ HKD (6,4 tỷ USD) để “mở rộng các thương hiệu Taikoo Li và Taikoo Hui của chúng tôi” tại Trung Quốc trong 10 năm tới.
“Chúng tôi tiếp tục có triển vọng tích cực và tự tin rằng quy mô tiêu thụ bán lẻ tiềm năng sẽ tiếp tục thu hút các thương hiệu lớn đầu tư vào thị trường quan trọng này”, ông nói.
Tính đến tháng 9, tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm thương mại của Swire ở Trung Quốc đã duy trì ở mức 95% trở lên, bất chấp các đợt bùng phát lẻ tẻ của dịch Covid-19.
Ông Han cho biết: “Hoạt động tổng thể đã phục hồi dần trong những tháng gần đây về cả lượng khách và doanh số bán lẻ nhờ việc các biện pháp kiểm soát đại dịch của chính phủ dần được nới lỏng”.
-
Trung Quốc thay đổi lập trường, cân nhắc nới “3 lằn ranh đỏ”, bất động sản sắp vượt qua khủng hoảng?
Trung Quốc đang có kế hoạch nới lỏng các hạn chế đối với việc vay vốn của các nhà phát triển, quay trở lại chính sách nghiêm ngặt “ba lằn ranh đỏ” đã làm trầm trọng thêm một trong những cuộc khủng hoảng bất động sản lớn nhất trong lịch sử nước này.
-
Giá nhà ở tại Trung Quốc giảm 6 tháng liên tiếp
Giá bất động sản tại 100 thành phố của Trung Quốc đã giảm trong tháng 12/2022, đánh dấu tháng thứ 6 giảm liên tiếp, theo kết quả một cuộc khảo sát của China Index Academy.
-
4 diễn biến chính trên thị trường bất động sản châu Á khi Trung Quốc mở cửa trở lại
Các sắc thái của thị trường bất động sản châu Á sẽ có nhiều thay đổi khi Trung Quốc mở cửa trở lại vào ngày 08/01/2023.
-
Nhà đầu tư huyền thoại Ray Dalio: Trung Quốc cần tái cơ cấu nợ xấu, tạo ra nhiều tiền hơn để tránh khủng hoảng nợ
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio cho biết tại một hội nghị vào thứ Sáu 18/10 rằng, Trung Quốc phải áp dụng điều mà ông gọi là "giảm đòn bẩy đẹp đẽ" (beautiful deleveraging), ngoài các biện pháp kích thích mới nhất của mình để tránh khủng...
-
Giá nhà Trung Quốc vẫn giảm bất chấp hàng loạt nỗ lực kích cầu
Giá nhà tại Trung Quốc trong tháng 9 giảm gần như cùng tốc độ với tháng trước, bất chấp những nỗ lực ổn định ngành bất động sản của nước này.
-
Trung Quốc tăng ngân sách chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản lên 562 tỷ USD
Trung Quốc cho biết họ sẽ mở rộng chương trình hỗ trợ các dự án bất động sản "danh sách trắng" lên 4 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 562 tỷ đô la) từ khoảng 2,23 nghìn tỷ nhân dân tệ đã triển khai, bổ sung thêm để ngăn chặn sự suy giảm của lĩnh vực...