Tiến sĩ Lee Nai Jia, người đứng đầu mảng Bất động sản của Tập đoàn PropertyGuru cho biết: “Áp lực từ lạm phát buộc chính phủ các nước phải tăng lãi suất, do đó khiến các điều kiện tài chính bị thắt chặt hơn”.
Chia sẻ những phát hiện của mình trong một báo cáo có tựa đề “Đông Nam Á: Xu hướng kinh tế vĩ mô và tác động đến thị trường nhà ở” do PropertyGuru For Business phát triển, tiến sĩ Lee tiết lộ rằng thị trường bất động sản nhà ở Đông Nam Á không đón nhận nhiều tín hiệu tiêu cực như những nơi khác.
Theo ông Lee, điều may mắn nằm ở các nguyên tắc cơ bản của các nền kinh tế Đông Nam Á, mặc dù hai đối tác thương mại chính của khu vực, Trung Quốc và Mỹ, đã có dấu hiệu tăng trưởng chững lại từ quý II.
Ông chỉ ra rằng niềm tin đã quay trở lại với các nhà đầu tư sau đại dịch Covid-19 và việc nới lỏng các biện pháp hạn chế mang lại một số gói cứu trợ. Bên cạnh đó, thị trường lao động của khu vực cũng như dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã hỗ trợ cho thị trường nhà ở Đông Nam Á, tạo ra một “hàng rào” chống lại những thay đổi thất thường mà các yếu tố khác nhau đang gây ra đối với nền kinh tế toàn cầu.
“Bất chấp những bất ổn với nền kinh tế toàn cầu, thị trường nhà ở Thái Lan, Indonesia và Malaysia đang cho thấy nhu cầu ngày càng tăng. Trên thực tế, thị trường nhà ở Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi sau đại dịch Covid-19”, ông Lee cho biết.
Trong quý II, thị trường nhà ở tại Malaysia, Singapore, Indonesia và Việt Nam ghi nhận giá tăng, mặc dù doanh số bán hàng tại Singapore và Việt Nam đang chậm lại. Tại Thái Lan, trong khi giá nhà vẫn ở mức thấp, nhu cầu đã tăng đột biến, cho thấy thị trường có thể phục hồi.
“Đã có sự phục hồi chung ở Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam sau khi các quốc gia này mở lại biên giới và nới lỏng các biện pháp kiểm dịch Covid-19.
Có các yếu tố hỗ trợ sự tăng trưởng của thị trường. Chẳng hạn, Malaysia và Việt Nam đều ghi nhận mức tăng GDP cao trong quý II, lần lượt rơi vào khoảng 8,9% và 7,7% so với cùng kỳ năm trước”, ông Lee giải thích.
Ông nói thêm rằng điều này dẫn đến tình hình tài chính tốt hơn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì các khoản thanh toán thế chấp và khả năng tăng giá chào bán.
Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khu vực Đông Nam Á tiếp tục là thỏi nam châm thu hút FDI, trực tiếp hỗ trợ tăng trưởng việc làm và giúp các nền kinh tế phục hồi nhanh hơn sau suy thoái do đại dịch gây ra.
Ông Lee cho biết Malaysia đã chứng kiến tỷ lệ tăng vốn FDI từ 3,2 tỷ USD trong năm 2020 lên 11,6 tỷ USD trong năm 2021, tương đương mức tăng lên tới 264%. “Malaysia duy trì vị thế là một thỏi nam châm đầu tư, thu hút 28 tỷ USD vốn FDI trong nửa đầu năm 2022, trong đó 17,7 tỷ USD đến từ lĩnh vực dịch”, ông Lee cho biết.
Trong thời gian tới và nếu không có thêm bất kỳ cú sốc lớn nào đối với nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế của Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan dự kiến sẽ ở mức vừa phải trong nửa đầu năm 2023, trong khi Việt Nam cũng được dự báo sẽ tăng trưởng kinh tế.
“Chúng tôi dự đoán rằng thị trường nhà ở Malaysia và Indonesia sẽ có sự chuyển dịch, chứng kiến giá tăng cao nhưng doanh số bán hàng giảm trong nửa đầu năm 2023”, ông Lee nhận định.
-
Các nước Đông Nam Á đẩy mạnh cấp thị thực cho người nước ngoài để kích cầu bất động sản
Indonesia sắp công bố thêm thông tin về chương trình thị thực dài hạn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, ngành bất động sản và du lịch được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều nhất.
-
Triển vọng kinh tế tạo đà hồi phục thị trường bất động sản Đông Nam Á
Bất chấp triển vọng toàn cầu không chắc chắn, thị trường bất động sản Đông Nam Á có thể trở lại nhờ những yếu tố tích cực của nền kinh tế vĩ mô.
-
Việt Nam lọt top 3 thị trường bất động sản Đông Nam Á được người mua nhà Trung Quốc yêu thích nhất
Người mua nhà Trung Quốc thường đầu tư vào bất động sản Singapore, nhưng giờ đây sự quan tâm đã được phân bổ đều ra các thị trường khác như Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam.
-
Thị trường chung cư Đông Nam Á tăng trưởng kép 7,5%/năm giai đoạn 2023 - 2028
Thị trường chung cư và căn hộ ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,5% trong 5 năm tới, vượt xa tốc độ tăng trưởng chung trên toàn cầu.
-
Làn sóng người mua nhà Trung Quốc tại Đông Nam Á “hạ nhiệt”
Làn sóng các nhà đầu tư trung lưu Trung Quốc mua bất động sản ở khu vực Đông Nam Á trước đại dịch hiện đang hạ nhiệt khi nền kinh tế Trung Quốc suy thoái khiến họ gặp khó về mặt tài chính.
-
Giá bất động sản hậu cần tại Đông Nam Á tăng nhanh trong nửa đầu năm 2023
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank vừa qua đã công bố báo cáo về thị trường bất động sản logistics châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm, làm rõ về sự tăng trưởng bền vững của phân khúc này trên toàn khu vực....