Chôn tiền vào đất
Chi gần 2 tỉ đồng để mua căn hộ tại thành phố Thủ Đức từ năm 2020 nhưng anh Linh không dọn về ở mà bán lại gần một năm sau đó. Lúc mua bằng tiền mặt, nên sau khi bán được hơn 2 tỉ đồng, anh mạnh dạn về quê mình là Tây Ninh săn đất.
Cầm trong tay số tiền hơn 2 tỉ đồng, anh Linh mua 2 miếng đất có diện tích hơn 600m2 tại Tây Ninh để đầu tư. Anh Linh tin tưởng xu hướng bỏ tiền vào đất sẽ chưa dừng lại, nên những nhà đầu tư tay ngang như anh vẫn còn cơ hội để kiếm lời.
Hai miếng đất anh mua nằm ngay mặt tiền đường bê tông và gần chợ. Anh Linh kỳ vọng giá đất sẽ tăng và anh sẽ có thể chốt lời trong vòng nửa năm.
Đầu năm nay, giao dịch bất động sản vẫn sôi động ở nhiều khu vực, lô đất của anh đã có người trả giá cao hơn, nhưng tâm lý đợi tăng thêm khiến nhà đầu tư này chưa vội chốt lời.
Tới tháng 5 vừa qua, anh Linh gửi bán để đầu tư nơi khác nhưng đến nay vẫn chưa có khách mua vì thị trường đang có dấu hiệu nguội dần. Hiện nay, nhà đầu tư đổ xô đi mua đất không còn nhiều.
“Nhiều khả năng tôi phải chôn hơn 2 tỉ ở đây thêm một thời gian nữa”, anh Linh chia sẻ và tỏ ra tiếc nuối vì đã không giữ lại căn hộ.
Dù giá bán đất nền thứ cấp tại các các tỉnh vẫn tăng nhưng thanh khoản thứ cấp sụt giảm
Tương tự, anh Đình Tuấn cũng đang rao bán lô đất hơn 300m2 tại Bến Cát, Bình Dương với giá gần 3 tỉ đồng.
Cuối năm 2021, sau khi đi xem đất tại một số khu vực ở TP.HCM, anh Tuấn bàn với gia đình đầu tư miếng đất nói trên với kỳ vọng giá sẽ tăng nhanh khi nhiều người có xu hướng đổ tiền vào đất làm nơi trú ẩn an toàn.
Nhà đầu tư này tính toán, thị trường đất nền vùng ven đang sốt, nếu chọn được sản phẩm tốt có thể lãi cả tỉ đồng trong thời gian ngắn. Nhưng nhiều tháng trôi qua, khi ngỏ lời rao bán, anh Tuấn chỉ nhận được lời hứa hẹn đợi tìm khách của người môi giới.
Nguồn cầu giảm nhiệt
Tình cảnh của hai nhà đầu tư nói trên không phải hiếm gặp. Trong một báo cáo về thị trường đất nền mới đây, DKRA Vietnam cho biết dù giá bán đất nền thứ cấp tại các các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai tăng từ 7-11% so với cuối năm trước, nhưng thanh khoản thứ cấp sụt giảm, phần lớn đến từ động thái tăng cường kiểm soát tín dụng, kể cả những dự án đã có sổ từng nền.
Đơn vị này cho biết thêm, sức cầu chung toàn thị trường trong tháng 7/2022 chỉ đạt 48%, giảm đáng kể so với các tháng trước đó, giảm 6% so với tháng 6 và giảm 26% so với tháng 5. Nguyên nhân do Ngân hàng Nhà nước chưa có động thái nới lỏng tín dụng và các thông tin sửa đổi bổ sung Luật Đất đai làm nhà đầu tư cân nhắc kỹ và cẩn trọng hơn.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, quý 2 vừa qua cả nước 213.018 giao dịch đất nền thành công. Trong đó, tại miền Bắc có 39.451 giao dịch, miền Trung có 69.088 giao dịch và miền Nam có 104.479 giao dịch.
Bộ Xây dựng đánh giá, giá nhà nhà ở riêng lẻ, đất nền cho xây dựng nhà ở tại các dự án trong quý 2/2022 đang có xu hướng chững lại ở hầu hết các địa phương khi các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác được phục hồi, bình thường trở lại.
Tại nhiều địa phương như Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Đắk Lắk,… đã xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư nhỏ lẻ tự mua gom đất ở, đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm và lợi dụng các thông tin về quy hoạch, đầu tư hạ tầng để phân lô, tách thửa và chào bán tràn lan gây mất ổn định cho thị trường bất động sản.
Trước tình hình đó, cơ quan quản lý tại các địa phương đã phải đưa ra các biện pháp ngăn chặn như siết chặt, dừng việc phân lô bán nền đối với các giao dịch đất đai trên địa bàn.
-
Nhà đầu tư bất động sản âm thầm cắt lỗ
Thị trường thứ cấp diễn biến không như kỳ vọng khiến một số nhà đầu tư bất động sản âm thầm cắt lỗ để chuyển hướng đầu tư hoặc trả nợ ngân hàng.
-
Hé lộ phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%
Trong quý đầu năm, phân khúc thấp đất, đất nền có tổng lượng giao dịch lên tới 2.500 giao dịch, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Giá đất nền được cho là đã đi vào ổn định, không còn dấu hiệu giảm. Có phân khúc ghi nhận mức tăng giá lên tới 40%....
-
Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”
Khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực từ 2025, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.
-
Cái kết đắng của kẻ mộng mơ lướt sóng bất động sản
Trong cơn sốt nóng của thị trường nhà đất, chỉ một vài giao dịch lướt sóng là nhiều người đã có thể kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng. Có người không muốn bỏ lỡ cơ hội đã dồn toàn bộ gia sản, thậm chí vay mượn để đầu tư đất đai. Thế rồi, c...